Ông mất ở tuổi 72, để lại tiếc thương cho đồng nghiệp lẫn người mộ điệu. Cẩm Vân nhớ câu hát nổi tiếng của ông trong Em đã thấy mùa xuân chưa: "Một vùng mây trắng, bay đi tìm nhau...". "Vậy là mây trắng đã bay xa rồi",꧅ ca sĩ cảm khái.
50 năm theo nghề, Quốc Dũng là gương mặt nổi bật của nền tân nhạc nửa cuối thế kỷ 20. Sinh ra tại Thái Lan, ba tuổi, ông được cha mẹ đưa về nước, sau đó cho theo học trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. 16 tuổi, Quốc Dũng nổi lên như một thần đồng khi tốt nghiệp thủ 💜khoa, vang danh với ngón đàn mandolin điệu nghệ.
Năm 10-11 tuổi, Quốc Dũng tập sáng tác nhạc, bắt đầu với ca khúc Em đã thấy mùa xuân chưa. Khi ấy, ông chỉ thảo giai điệu, viết ra phần nhạc không lời. Đến năm 17 tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚuổi, cảm xúc yêu đương đầu đời giúp nhạc sĩ bồ💞i đắp thêm ca từ giàu chất rung cảm: "Vì mình xa nhau, nên em chưa biết xuân về đấy thôi/ Ngày xuân vẫn trôi, rừng còn ngây dại mơ bóng hình ai".
Vài năm sau khi hoàn chỉnh, nhạc phẩm được ca sĩ Dạ Hương thu âm trong băng của hãng Shotguns, lập tức vang danh. Mảng nhạc xuân khi đó vốn in đậm dấu ấn của nhiều tác giả đương thời, như Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Từ Công Phụng. Dù vậy, với chất nhạc lãng đãng, lời hát buồn mênh mang, ca 🌜khúc của Quốc Dũng nh🅷anh chóng trở thành một trong những bài hát về mùa xuân hay nhất bấy giờ.
Thập niên 1960, làng nhạc trong nước du nhập phong trào nhạc trẻ phương Tây, với loạt ca khúc ngoại quốc của Mỹ, Anh, Pháp. Cùng các đàn anh Lê Hựu Hà, Nguyễn Trang, Quốc Dũng góp công trẻ hóa nhạc Việt đương thời với phong cách sáng tác hiện đại, sôi nổi. Kết hợp Thanh Mai - nữ ca sĩ với gương mặt khả ái, cả hai trở thành cặp song ca ăn ý. Nhờ sự dìu dắt của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (thầy Thanh Mai), họ khuấy động sóng truyền hình lẫn nhiều phòng trà với loạt tình khúc do Quốc Dũng sáng tác: Bên nhau ngày vui, Quê hương và mộng ước.
Quốc Dũng từng cho biết về quan điểm làm nghề: "Khi sáng tác, tư tưởng trong mỗi bài hát của tôi phải là một cốt truyện. Một bài nào đó giống hoặc gần giống những sáng tác cũ là tôi không chịu đựng được. Đó là lý do tôi luôn cố gắng làm cho những sáng tác càng về sau của mình phải hay hơn những gì trước đó. Nếu như tôi có 🌱cảm giác nó không hay hơn thì cảm xúc đó không xứng đáng để ghi ra thành một bài hát".
Sự nghiệp nhạc sĩ hào hoa gắn liền nhiều bóng hồng, song Bảo Yến - người vợ hiện tại - để lại dấu ấn sâu đậm nhất. Sinh thời, Quốc Dũng đán♕h giá Bảo Yến là người hát ông tâm đắc nhất, bên cạnh các giọng ca Thanh Hà, Quang Dũng.
Bài ca Tết cho em là ca khúc tiêu biểu cho thành công của cặp Quốc Dũng - Bảo Yến. Ra đời năm 1982, nhạc phẩm là những dòng tình cảm chất chứa Quốc Dũng dành cho B🎐ảo Yến từ những ngày đầu gặp gỡ. Lúc ấy, Bảo Yến là ca sĩ kiêm thư ký cho Đài truyền hình TP HCM, còn Quốc Dũng làm trưởng ban nhạc của đài, phụ trách hòa âm phối khí. Sau những cuộc hẹn lãng mạn, Quốc Dũng viết tặng Bảo Yến nhạc phẩm, mở đầu với lời bày tỏ: "Tết này anh không thèm kẹo mứt/ Vì đã có môi ౠem thơm ngọt tựa sen hồng".
Khi MV ca khúc phát trên màn ảnh nhỏ, hình ảnh Bảo Yến với mái tóc uốn xoăn, đôi mắt to tròn, vừa hát vừa nhún nhảy theo giai điệu, kh🅺ắc ghi trong ký ức khán giả thập niên 1980. Bài hát có sức lan tỏa mạnh, đến nay vẫn vang lên mỗi dịp Tết đến xuân về. Qua bốn thập niên, dù nhiều ca sĩ thu âm lại như Quang Lê, Đàm Vĩnh Hưng, phiên bản Bảo Yến vẫn để lại ấn tượng, trở thành một trong những bản thu thành công nhất của chị.
Những ca khúc sau đó, như Đường xưa, Lối thu xưa (lời: Nguyễn Đức Cường), Ngại ngùng (thơ: Xuân Kỳ), đều in đậm cá tính âm nhạc của Bảo Yến, với tiếng hát bảng lảng nỗi buồn. Quốc Dũng từng cho biết: "Bảo Yến có kỹ thuật cao song vẫn cảm nhận nghệ thuật rất tốt. Cô ấy biết trong từng bài hát của tôi chỗ nào phải nức nở, chỗ nào phải quả quyết, có thể 'lột xác' từ Chuyện hợp tan đến Đường xưa".
Bảo Yến từng nói Quốc Dũng là người giúp chị định hình cái tên trong làng nhạc. Trong chương trình Vang bóng một thời năm 2022, chị nhắc đến chồng với tấm lòng hàm ơn, nhận xét ông giỏi về mọi mặt. Hai con trai của họ - Khải Ca và Bảo Châu - đều tiếp n꧒ối con đường âm nhạc của cha mẹ.
Với hậu bối, Quốc Dũng có tầm ảnh hưởng lớn trong nghề. Theo nhạc sĩ Nguyễn Hà, ông là tên tuổi tiên phong với loạt xu hướng phối khí mới mẻ. Những năm 1980, album Gò Công của Quốc Dũng được nghe khắp ngõ hẻm Sài Gòn với kiểu hòa âm ứng dụng nhiều tiếng trống, nhạc điện tử. Chịu ảnh hưởng lớn từ Quốc Dũng, năm 13 tuổi, Nguyễn Hà xin gia đình tiền mua nhiều thiết bị giống ông và mày mò, tập tành.
Sau này, có dịp làm việc chung, an💖h mới nhận ra sự nghiệp Quốc Dũng thành công là nhờ luôn bám sát gu âm nhạc đại chúng. Ông thườn🤡g kiểm âm các bản thu mới bằng những dòng loa phổ biến mà mọi người thường nghe. "Đó là một bài học quý giá mà tôi học được từ nhạc sĩ: Phải quan tâm đến khán giả mới thuyết phục được tai nghe của họ", Nguyễn Hà nói.
Nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Đỉnh cộng tác với nhạc sĩ Quốc Dũng trên 30 năm, cùng ông phát hành hơn 1.000 bài hát. Với Hoàng Đình nói: "Anh Quốc Dũng biết chơi rấ📖t nhiều nhạc cụ. Theo tôi biết, những nhạc sĩ thành danh sau này như Hoài Sa, Tiến Luân đều là đệ tử anh ấy".
Từng thu âm nhiều sáng tác của ông - như Đường xưa, Nỗi đau ngọt ngào, Phương Thanh ngưỡng mộ sự hào hoa, lãng mạn của nhạc sĩ trong từng ca từ. Vì khoảng cách thế hệ, chị hiếm khi có dịp hợp tác song luôn trân quý tài năng của ông. Đến nay, Phương Thanh vẫn được khán g♛iả đề nghị hát lại một số ca khúc của Quốc Dũng mỗi dịp đi diễn.
"Ông qua đời nhưng những bản nhạc đầy chất tình vẫn sẽ ở lại mãi với người mộ đ൩iệu", Phương Thanh nói.
Mai Nhật - Hoàng Dung