- Anh muốn gửi gắm điều gì qua "12 khúc tâm ca đường phố"?
- Như tên gọi, các ca khúc này là những tâm sự từ trong trái tim luôn trăn trở trước những cảnh đời bất hạnh trong xã hội. Để hoàn thành 12 khúc t🃏âm ca này, tôi đã trải qua một quãng đời dài, sống, quanᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ sát, nuôi dưỡng cảm xúc đến khi chín mùi.
Người nghe sẽ bắt gặp 4 ca khúc quen thuộc là: Dấu chấm hỏi, Người mẹ nhặt hoa sứ trắng, Nhong nhong nhong, Mỗi trái tim một tấm lòng. 8 ca khúc còn lại đều 🅷là những sáng tác mới của tôi về n💜hững em bé khiếm thị khao khát một lần được nhìn cuộc đời, những em bé ảnh hưởng chất độc màu da cam, những em bé côi cút...
Tôi tin, trên sàn giao dịch bản quyền, 12 khúc tâm ca này sẽ được nhiều người quan tâm tham gia đấu giá, b𓄧ởi vì các ca kh𒉰úc này sẽ không lỗi thời. Những chương trình xã hội, từ thiện luôn cần đến chúng.
Nhạc sĩ Thế Hiển. Ảnh: A.V. |
- Vì sao anh gắn bó lâu dài với công việc là ủy viên Ban chấp hành Hội bảo trợ trẻ em tàn tật TP HCM?
- Cách đây 12 năm, Bꦏan chấp hành Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam (bác sĩ Nguyễn Tài Thu làm chủ tịch) đã đề cử tôi vào công việc của Ban tại TP HCM. 12 năm qua, anh em trong hội cũng hết lòng tín nhiệm tôi. Với những niềm tin đặt vào mình như thế, tôi biết mình phải cố gắng🔴 để cùng với mọi người và làm nhiều điều vì các em.
Công việc này giúp tôi có điều kiện đi rất nhiều nơi, làm cứu trợ, làm từ thiện, dùng âm nhạc kêu gọi những trái tim và những tấm lòng chung tay giúp đời. Và công việc cũng giúp tôi chất liệu thực tế, cảm xú🐟c để sáng tá🐼c ca khúc về những mảnh đời không được may mắn.
- "Dấu chấm hỏi" là một nhạc phẩm đã đi vào lòng nhiều người. Lời bài hát thật biểu cảm và nhất là dòng miêu tả rất đắt "đứa bé nằm co ro như dấu chấm hỏi". Anh viết ca khúc này trong hoàn cảnh nào?
- Một lần vào năm 1990, khi ở Hà Nội, một tối sau đêm diễn, tôi đi về khách sạn 30/4 nơi mình ở gần ga Hàng Cỏ, thì thấy một đứa bé nằm ng꧙ủ ngoài trời. Khi đó gió mùa đông bắc đã về. Mưa phùn bay lay phay. Tôi thấy nó nằm như thế thì gọi dậy, dắt nó đi ngược lên một hàng phở.
Tôi kêu cho tôi một bát, nó một bát. Khi tôi hỏꦿi thăm, đứa bé trả lời: "Cháu lớn lên tại cô nhi viện. Cháu không biết cha cháu là ai, mẹ cháu là ai". Đứa bé này vì lý do gì đó trốn cô nhi viện ra ngoài đi xin ăn. Tôi khuyên, cháu đi bán báo, đi đánh giày cũng được nhưng đừng bao giờ ăn trộm, ăn cắp của ai, cháu nên trở về trại. Ăn xong, tôi cho nó ít tiền, rồi nó đi mất. Một giờ sau, tôi về khách sạn, lại bắt gặp 🐼đứa bé lúc nãy nằm co ro chỗ cũ. Trong khoảng tranh tối tranh sáng, dáng nó giống một dấu hỏi cong cong mà cái đầu, chỏm tóc của nó là dấu chấm.
Một luồng điện cảm xúc chạy qua người tôi. Ngay lập tức tôi đặt tựa bài hát tôi sắp viết là Dấu chấm hỏi. Về phòng tôi ngồi viết một mạch từ 1h đến 6h sáng. Viết xong tôi ôm đàn ngồi hát đi hát lại. Vừa hát vừa khóc. Khóc vì thương đứa ෴bé bất hạnh, và khóc vì mình đã sáng tác đượ༒c một ca khúc dâng tặng cho cuộc đời.
- Vậy còn bài hát "Người mẹ nhặt hoa sứ trắng" từng nổi tiếng suốt thập niên 90 của anh được sáng tác trong tâm trạng thế nào?
- Năm 1989, một buổi chiều ở chung cư đoàn nghệ thuật Bông Sen. Tôi xem một phóng sự về bà mẹ già và người con 🐎thương binh. Mẹ chờ nhặt hoa sứ nhưng hoa chẳng rơi. Nước mắt mẹ nhạt nhòa trong ꦬmưa. Xem đến đấy chợt ùa về trong tim tôi hình ảnh của nhiều bà mẹ một nắng hai sương lo cho con. Tôi nhớ đến mẹ tôi, bà cũng buôn bán tảo tần để tôi ăn học, rồi trở thành người nhạc sĩ. 5h chiều hôm đó, tôi viết ca khúc này trong ràn rụa nước mắt.
12h trưa hôm sau, ca💧 khúc hoàn thành, tôi đem bài hát đến đài truyền hình HTV, ôm đàn ngồi hát cho nhạc sĩ Triều Dâng nghe. Anh Triều Dâng nói phải ngay lập tức giới thiệu ca khúc này đến với mọi người. Sau đó, tôi cùng ca sĩ Đình Văn song ca bài hát trên sóng truyền hình, với phần đệm đàn guitar của tôi.
꧃Về sau, Sở lao động thương binh xã hội tổ chức một cuộ🍒c vận động giúp cho người mẹ và anh thương binh này một căn nhà tình nghĩa ở quận Gò Vấp. Thành phố còn đứng ra bảo trợ cho hai mẹ con suốt đời.
- Nên cảm nhận về nhạc sĩ Thế Hiển là một con người đa cảm hay một con người quá thẳng tính?
- Tôi rất đa cảm. Tất cả những người làm công việc sáng tác đều đa cảm. Họ vui sau niềm vui của mọi người và buồn tr🤡ước cái buồn của mọi người.
Nhưng khi bị đối xử không đúng, tôi phản ứ💯ng rất gay gắt. Cái gì thuộc về lẽ phải thì mình phải luôn đứng lên bảo vệ nó, chứ không thể rụt rè làm ngơ. Trước năm 1974, tôi còn là sinh viên Luật khoa Sài Gòn nên âm nhạc của tôi thể hiện đúng bản chất con người tôi, có khuynh hướng đi vào xã hội, phản ứng trước những điều sai trái, bảo vệ công lý và chân lý.
- Ngoài kế hoạch lớn dành cho "12 khúc tâm ca đường phố", anh đang ấp ủ điều gì?
- Tôi đã hoàn thành bản kế hoạch thực hiện chương trình Hãy chắp cánh ước mơ lần thứ nhất dành cho Trung tâm nhân đạo Quê hươ🍸ng (tỉnh Bình Dương) và sẽ đi xin tài trợ để thực hiện dự án꧒.
Tôi vô cùng cảm phục và kính phục chị Huỳnh Tiểu Hương, giám đốc của trung tâm. Đó là một người𒁃 phụ nữ vươn lên cuộc sống tốt đẹp từ tận đáy cùng của xã hội. Tôi đã chứng kiến cảnh các em bé gọi "mẹ Hương" với tất cả sự trìu mến, yêu thương.
Tôi cũng đang chuẩn bị cho đêm nhạc của mình vào ngày 27/7, diễn ra tại nhà hát Bến Thành, chủ đề Ký ức nhánh lan rừng - Độc thoại và tự tình. Đó là một cuộc chạy marathon từ đầu đến cuối. Phần đầu, tôi sẽ giữ vai trò ca sĩ. Phần sau🌜, trở lại là một nhạc sĩ. Mục đích chương trình là vận động xây dựng nhà tình nghĩa dành cho những bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Đến tuổi này, anh cảm nhận gì về cuộc sống của chính mình?
- Tôi vô 💃cùng cám ơn cuộc sống 🐭này. Tôi đã đào tạo được một thế hệ học trò. Có bạn bè thân quen ở khắp nơi. Các con tôi đã vững chãi bước vào đời trên chính đôi chân của chúng.
Tôi chạy xe Future, xài điện thoại đời cũ. Ăn đói một chút cũng không sao. Miễn là tôi còn được toàn tâm toàn ý sáng tác nhạc, làm từ thiện. Để những "dấu chấm hỏi" giữa lòng đời được vơi đi ít nhiều, trẻ mồ côi sẽ bớt khốn khó, các em tật nguyền nở nụ cười trên môi, các em nghèo có thêm tấm áo mới༺, thêm chút bánh, chút quà. Đó là niềm vui của tôi.
Tôi hy vọng khi 30 năm nữa💖, nếu tôi không còn, thì âm nhạc tôi dành cho đời sẽ còn mãi. Và tôi thích được nhớ đến như là một người nghệ sĩ vác cây đàn guitar đi lang thang.
Anh Vân thực hiện