Nhạc sĩ Văn Ký. |
- Sự việc xảy ra như thế nào?
- Tôi mua cồng chiêng và các thanh đá kêu từ năm 1993, dự định dựng nhà sáng tác ở Hà Nội, nghỉ ngơi và có thể biểu diễn nhạc cụ dân tộc ngay tại đó. Thời bấy giờ, do Nhà nước chưa quản lý chặt chẽ nên ở Buôn Ma Thuột, người ta bán cồng chiêng đầy đường, đầy chợ, muốn mua cả trăm chiếc cũng có. Tôi nhờ đồng nghiệp mua một số nhạc cụ gõ Tây Nguyên như cồng chiêng, đá kêu, chỉ mất có 10 triệu đồng. Khi xây nhà ở Hà Nội xong, tôi nhờ anh bạn là Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Nha Trang sẵn có ô tô chuyển giúp ra Hà Nội vào cuối tháng 6. Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Khánh Hoà nghi số nhạc cụ trên xe là của anh giám đốc kia nên họ đến lậ꧙p biên bản.
- Ông phản ứng thế nào khi số nhạc cụ bị tạm giữ?
- Hiện giờ Hội đồng chuyên m⛄ôn vẫn chưa được thành lập để thẩm định rõ số nhạc♑ cụ là đồ cổ hay chỉ là bình thường. Tôi cũng chủ động đề nghị với Sở Văn hóa Thông tin Khánh Hòa: nếu trong số nhạc cụ có cái nào là đồ cổ, tôi xin để lại, nếu không phải thì trả lại cho tôi.
- Ông dự định làm gì với số nhạc cụ trên?
- Tôi mua chúng chỉ đơn thuần là phục vụ cho sáng tác nhạc và mong muốn làm tăng màu sắc dân tộc trong bản giao hưởng của mình. Tôi đang nung nấu bản giao hưởng Âm vang Pắc Pó, trong 🍬đó 𒈔mô tả những âm thanh núi rừng và dự định sẽ thử nghiệm trên cồng chiêng. Nhưng chuyện rắc rối này đã làm tôi mất hứng, mà cảm hứng của người nghệ sĩ thật quý giá biết bao.
- Nhạc sĩ nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng số nhạc cụ ấy ông mua về để buôn bán?
- Tôi chư🎐a bao giờ đi buôn đồ cổ và chẳng biết gì về lĩnh vực đó mà chỉ biết làm nghệ thuật.
- Ông định xử lý chuyện này ra sao?
- Tôi hy vọng người ta sớm khẩn trương thẩm định các nhạc cụ đó, chứ để dư luận xì xào tôi rất mệt và không yên tâm sáng tác. Tôi❀ khẳng định ♔rằng mình không làm sai điều gì.
(Theo Tiền Phong)