Theo luật sư Kiều Anh Vũ (Giám đốc Công ty KAV Lawyers, TP HCM), trong vụ án hình sự, người làm chứng (nhân chứng) là những người biết được tình tiết liên quan đến vụ án, biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về 🥂tội phạ🀅m.
Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;�𝓀� được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật...
Người làm chứng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt củ𝔍a họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có💯 thể bị dẫn giải.
Theo điều luật này, người làm chứng phải trình bày t𝄹rung thực những tình tiết mà mình biết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
Người làm chứng không được khai báo gian dối
Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 nêu: Người làm chứng khai báo ☂gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất k꧅hả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 383 của Bộ luật Hình sự 2015: Từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu.
Theo điều luật này, người làm chứng từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài 🌸liệu mà không có lý do chính đáng, bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.
Ngoài ra, họ có thể phải đối mặt với tội Khai báo gian dối, theo điều 382 của Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, ꧋thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm.
Nếu dẫn đến việc giải quyết vụ án bị sai lệch, nhân chứng bị phạt tù 1-3 năm. Mức phạt lên đến 7 năm nếu dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phไạm.
Những người không được làm chứng: người bào chữa của người bị buộc tội; người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai ♔báo đúng đắn.
Người làm chứng được khai những gì?
Theo điều 91 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,📖 người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra. Những tình tiết do người làm chứng trình bày mà không thể nói rõ vì sao biết họ được tình tiết đó thì không được dùng làm chứng cứ.
Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người 𒊎làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tùy trường hợp, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặ♍c vẫn tiến hành xét xử.
Trong trường hợp người làm chứng được toà án triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử, HĐXX có thể ra quyế🅺t định dẫn giải, theo điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Nhân chứng tham gia phiên tòa thế nào?
Tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, người làm chứng được giải thích quyền và nghĩa vụ cℱủa mình. Sau khi đã hỏi họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của từng người làm chứng, chủ tọa phiên tòa giải thích rõ quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ. Người làm chứng phải cam đoan không khai gian dối. Riêng người làm chứng chưa thành niên không phải cam đoan.
Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ ánꦛ, chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan. Trong trường hợp lời khai của bị cáo và người làm ꦓchứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa có thể quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
Trong phần xét hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác b🌱iết được nội dung xét hỏi đó.
Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên toà yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết vụ án mà họ đã biết, sau đó꧂ hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng. Nếu người làm chứng là người chưa thành ni൲ên thì chủ tọa phiên toà có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử phải quyết địn﷽h thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Hà Nguyên