Đối với trẻ con, Tết có lẽ là ngày được ưa thích nhất trong năm, bởi đây là dịp con được nhận tiền "mừng tuổi". Nhiều cha mẹ có thói quen "thu" tiền mừng tuổi của con sau mỗi dịp Tếꦬt. Chúng ta quên mất một điều rằng nếu biết cách sử dụng thì khoản tiền mừng tuổi sẽ là công cụ tuyệt vời để cha mẹ dạy con nhữn🔯g bài học đầu đời về chi tiêu, cách tiết kiệm, sử dụng tiền mừng tuổi thật hợp lý.
Điều đáng tiếc là đa số trẻ em ngày nay không được cha mẹ dạy kỹ năng quản lý chi tiêu. Nhiều phụ huynh cho rằng tiền bạc không phải là việc của 💦trẻ em hay không muốn tạo gánh nặng cho con vì phải nghĩ đến tiền từ nhỏ.
Thực tế, nếu cha mẹ dạy con các vấn đề về tiền từ nhỏ sẽ l🍸à nền tảng để con sử dụng đồng tiền đúng đắn và hiệu quả hơn khi trưởng thành. Điều này giúp trẻ định hình đúng vai trò, hiểu được giá trị mà đồng tiền mang lại và nhất là bಞiết quản lý tài chính ngay từ khi được dùng tiền để chi tiêu. Kinh nghiệm của bản thân tôi khi dạy con là:
Không cho con tiền tùy ý theo mong muốn của con
Phần lớn các bậc phụ huynh có thói quen cho con tiền tiêu vặt một cách tùy ý theo mong muốn của trẻ. Đây được xem là thói quen không tốt và cha mẹ nên từ bỏ. Nếu bạn đáp ứng tất cả mọi yêu cầu về tiền bạc của trẻ sẽ khiến trẻ có thói quen ỉ lại, phụ thuộc và không hiểu được giá t🐻rị đồng tiền mà cha mẹ vất vả kiếm được.
Dạy con kỹ năng quản lý chi tiêu
Ngay từ khi con gái tôi còn học lớp 1, tôi đã dạy con kỹ năng quản lý chi tiêu, những khái niệm căn bản như tiết kiệm, chi tiêu, chia sẻ... cách phân biệt giữa ಌmong muốn và nhu cầu, cách theo dõi các khoản tiền tiết kiệm của mình, cách tính toán và so sánh khi mua hàng để đưa ra quyết định thông minh. Tâm lý và tính cách của trẻ nhỏ là luôn muốn mua tất cả những thứ gì mình thích. Điều này sẽ khiến trẻ trở thành người chi tiêu theo cảm xúc, không biết xá𒐪c định rõ nhu cầu của mình.
Còn tôi dạy con khái niệm "muốn" và "cần". "Cần" là♔ những thứ buộc phải có để tồn tại, còn "muốn" là những cái không phải thiết yếu. Khi trẻ đòi🍷 hỏi thứ gì, tôi luôn hỏi rõ: đây là thứ con muốn hay con cần?
Hằng năm, khi con được nhận tiền mừng tuổi hoặc được 🐎thưởng khi đạt thành tích trong học tập sau mỗi học kỳ hoặc được ai cho tiền mua quà sinh nhật, mua quà nhân ngày Tết thiếu nhi... tôi thường gợi ý con ghi lại số tiền đã nhận vào sổ theo dõi chi tiêu cá nhân: tên người cho tiền, các khoản tiền đã nhận được, các khoản tiền đã chi, ngày tháng nhận tiền, ngày tháng chi tiền một cách rõ ràng. Điều đó giúp con tôi kiểm soát được ai cho con tiền, nhận tiền vào ngày nào, số tiền là bao nhiêu và chi tiền vào việc gì, chi bao nhiêu...
>> 'Lì xì hơn 50.000 đồng biến mình thành chủ nợ'
Sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, con luôn tổng hợp lại số tiền đã nhận được trong một năm, số t🅺iền hiện con đang có, số tiền con đã chi và đưa số tiền còn lại cho mẹ mang đi ngân hàng♎ gửi một sổ tiết kiệm riêng cho con.
Khi con đã sử dụng máy tính thành thạo, không cần ghi chép các khoản vào sổ theo dõi chi tiêu cá nhân nên tôi hướng dẫn con mở🍃 file sổ theo dõi chi tiêu cá nhân vào bảng Excel trong máy tính của con ở nhà, ghi lại những khoản đã chi tiêu trong tháng để con dễ dàng nhìn thấy được số tiền mình đã dùng, từ đó có kế hoạch mua sắm, chi tiêu hợp lý nhất cho những thán🎃g sau.
Đến khi con tốt nghiệp cấp hai, tròn 15 tuổi, được làm căn cước công dân và được quyền mở tài khoản ngân hàng, tôi đã đưa con ra ngân hàng mở một tài khoản cá nhân mang tên con, một thẻ ATM mang tên con, cài phần mềm trên điện thoại cho con, chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm con 🌸đang có vào tài khoản của con, dạy con cách gửi tiền từ tài khoản vào sổ tiết kiệm online ngay trên ứng dụng phần mềm.
Khi vào lớp 10, con đã gửi phần lớn số tiền mình có vào sổ tiết kiệm online trong ngân hàng, trong tài khoản chỉ để lại một khoản tiền nhỏ để con tự chi trả tiền mua vé xe buýt theo tháng, tiền ăn trưa khi đi học ở trường không về nhà, tiền mua sách vở, đồ dùng học tập, tiền quỹ sinh hoạt các câu lạc bộ... Con gái tôi sử dụng rất thành thạo các giao dịch ngân hàng, ít sử dụng tiền mặt, thanh toán bằng hình thức chuyển khoản để tự quản lý chi tiêu của bản thân.
Nếu con muốn mua một món đồ gì đó đắt tiền, tôi sẽ cho con một phần, phầnﷺ còn lại tôi yêu cầu con sử dụng tiền trong tài khoản ngân hàng của con. Con sẽ tự cân nhắc xem có nên mua món đồ đó hay không, vì điều đó đồng nghĩa với việc con sẽ phải rút một phần tiền của mình ra. Nhờ thế con sẽ ý thức hơn về việc không chi tiêu hoang phí.
>> Lấy lại tiền lì xì vì bị chê ít
Phân loại tiền một cách hợp lý
Mỗi lúc con nhận được một số tiền nào đó như tiền 🅺thưởng học tập, tiền sinh nhật, tiền mừng tuổi... tôi sẽ hướng dẫn con phân chia số tiền cho bốn khoản: 30% tiết kiệm để dành👍 cho một mục đích cụ thể, 30% đầu tư vào một mục đích nào đó, 10% cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, 30% tiêu cho nhu cầu của con.
Con gái tôi được hình thành thói quen và làm từ khi còn học tiểu học. Điều này khuyến khích con suy nghĩ về cách chi tiêu và chỉ ra hướng đạt được mục tiêu tiết kiệm nhanh hơn khi con thay đổi hình thức chi tiêu. Quá trình dạy con quản lý tiền không chỉ đơn giản là dạy con kỹ năng sống, mà ꩵcòn là quá trình truyền tải cách thức sống cho con một cách vô hình. Trong quá trình này, quan trọng nhất là cho trẻ quyền được kiểm soát số tiền mình quản lý và chịu trách nhiệm về những quyết định mình đưa ra. Như thế, trẻ mới hiểu và có ý thức hơn trong việc quản lý tiền mình làm chủ.
Sau nhiều năm dạy con như vậy, tôi nhận ra rất nhiều lợi ích khi dạy con quản lý tiền từ nhỏ. Chúng ta không thể chắc chắn con mình sẽ luôn sử dụng tiền khoa học, hợp ✅lý. Nhưng chúng ta dạy con các kiến thức cần thiết là cách giúp con đạt được thành công tài chính trong tương lai. Dạy kỹ năng kiếm tiền, chi tiền cho con sẽ thúc đẩy những thói quen lành mạnh trong suốt cuộc đời của con. Dạy con cách quản lý tiền khoa học cũng chính là dạy trẻ đối mặt với sự thay đổi của cuộc sống. Khi trẻ làm chủ đồng tiền chúng có, chúng cũng sẽ dễ dàng làm chủ cuộc sốn♎g của chính mình.
Tiến sĩ Vũ Thị Minh Huyền đang làm v🌜iệc tại Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam. Tác giả chia sẻ nhiều ý kiến về các khía cạnh trong xã hội.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.