Chị Thanh (🏅Cầu Giấy) có kinh nghiệm 5 năm ngành kế toán. Sau khi sinh con vào giữa năm n𓂃goái, công ty cho chị nghỉ việc với lý do cắt giảm nhân sự. 4 tháng nay chị đi tìm việc làm mới, nhưng đi rải hồ sơ suốt mà không được. Chị lo ngại nếu nghỉ ở nhà thêm một thời gian nữa để trông con, kiến thức có thể bị mai một, cơ hội tìm việc càng khó khăn hơn. Gần đây, chị đăng thông tin trên mạng và quảng cáo sẽ làm việc không lươ♔ng trong vòng 3 tháng cho doanh nghiệp.
"Hết 3 tháng, biết đâu một trong những công ty đó có nhu cầu tuyển người, mình sẽ có cơ hội được vào làm. Mình có kinh nghiệm, làm được việc, nhưng phải có cơ hội thể ꦏhiện thì họ🎃 mới biết được", chị Thanh hi vọng.
Sau khi đăng tin, chị Thanh được khá nhiều doanh nghiệp liên lạc. Và chị đã nhận lời làm cho 2 công ty. "Các công ty nhờ mình chủ yếu công việc liên q✱uan đến kế toán. Trước khi nhận lời, mình cũng đã tìm hiểu qua về họ, cân nhắc xem nhu cầu tuyển dụng của họ trong thời gian 🤡tới ra sao", chị chia sẻ.
Với nhℱững người lớn tuổi, tuy có kinh nghiệm khá dày dặn nhưng t♍ìm một công việc mới cũng khó khăn không kém. Anh Toàn (Ba Đình) nhân viên gần 10 năm nay tại một doanh nghiệp xây dựng cổ phần có vốn nhà nước. Năm ngoái, doanh nghiệp của anh không có dự án, làm ăn khó khăn nên bị yêu cầu sáp nhập về công ty mẹ, chỉ giữ lại 30% nhân viên cũ. Anh buộc phải đi tìm việc mới.
Tuy nhiên, ở độ tuổi 42, lại làm trong cho doanh nghiệp nhà nước lâu năm nên các công ty cổ phần đa số đều tỏ ra rất ái ngại. Đã có thời điểm anh định về nhà mở cửa hàng kinh doanh. C🍌uối cùng, nhờ một đ🌃ối tác cũ giới thiệu, anh nhận làm việc không lương trong vòng 2 tháng cho một công ty xây dựng, chuyên xây nhà giá rẻ. Cũng có cùng suy nghĩ như chị Thanh, anh Toàn ꦯcho rằng để có cơ hội được thể hiện khả năng sẽ sẵn sàng làm việc miễn phí trong một thời gian.
Chị Hạnh, làm nhân sự một công ty nước ngoài tại Nam Từ Liêm cho biết, gần đây có 2 nhân viên phòng kế toán mới nghỉ việc. Chỉ trong vòng 2 ngày đăng tuyển mà có tới 300 hồ sơ gửi về. "Trong số hồ sơ đó, nếu bạn không có gì nổi bật thì đú🌄ng là để có cơ hội phỏng vấn thôi cũng rất khó khăn", chị nhận định.
Theo bản tin thị trường lao động, do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì công bố đầu tháng 7 cho biết trong quý I, cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp. Con số này chiếm 2,21%, tăng hơn 1⛎45🐷.000 người so với cùng kỳ năm 2013.
Đặc biệt, trong quý, có 162.400 người có trình độ từ đại học trở lên thất nghiệp, tăng 4.300 người so với cuối 2013. Ngoài ra, 𓆉báo cáo cũng cho thấy có 79.100 người có trình độ cao đẳng thất nghiệp, tăng 7.500 người.
Trước đó, trong bản tin công bố hồi đầu năm về thị trường lao động quý cuối 2013, nhóm nghiên cứu cho biết có 72.000 cử nhân, thạc sĩ th�💯�ất nghiệp. Tuy nhiên, tại buổi công bố mới đây, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Doã💛n Mẫu Diệp cho biết, số người có trình độ🐻 đại học trở lên thất nghiệp vào cuối năm 2013 là hơn 158.000 người, chứ không phải là 72.000 người.
Ông Nguyễn Bá Ngọc, Phó Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội cũng cho biết, trong số hơn 9,9 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ thì tới hơn 5,2 triệu người tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên. Trong khi💫, nhu cầu tuyển của doanh nghiệp chủ yếu là những lao động có tay nghề. Do đó, ông Ngọc cho rằng, sự mất cân bằng này sẽ tiếp tục làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong sinh viên tốt nghiệp thời gian tới.
Dự báo của nhóm nghiên cứu bản tin thị trường lao động cho thấy số lao động tuyển thêm trong năm 2014 khoảng 600.000 người, trong đó l𓂃ao động thay thế khoảng 100.0𓃲00 người. Ngành có nhu cầu tuyển lao động nhiều nhất là công nghiệp chế tạo 288.000 lao động, xây dựng 50.000 người. |
Ngọc Tuyên