Thưở đôi mươi, dù không phải mỹ nhân "sắc nước hương trời", Thái Thanh được yêu mến với nụ cười duyên, vóc dáng mình hạc xương mai. Xuất thân t🍌ừ một gia đình giàu truyền thống cổ nhạc, sau khi vào Sài Gòn, bà vẫn giữ cốt cách nền nã, khoan thai của một thiếu nữ gốc Hà Nội. Thái Than▨h bên chị gái - ca sĩ Thái Hằng (trái). Cả hai là giọng ca trụ cột của hợp ca Thăng Long - ban nhạc được hâm mộ bậc nhất thập niên 1950-1960. Lúc đó, Sài Gòn còn có tam ca Ngọc Lê Hà (trong đó Hoàng Lê và Khánh N🥂gọc cũng là chị em ruột), bộ đôi Thái Thanh - Thái Hằng vẫn tỏa sáng với nét kiều diễm, sắc sảo cùng lối hát giàu kỹ thuật. Thái Thanh bên hai anh🐈 trai - nhạc sĩ Phạm Đình Chương (trái) và nhạc sĩ Phạm Đình Viêm - hai thành viên của hợp ca Thăng Long. Thời kỳ này, bà để kiểu 🐭tóc uốn xoăn, rẽ ngôi giữa đặc trưng của phụ nữ Sài Gòn thập niên 1960. Thái Thanh bên các thành viên củaꩲ hợp ca Thăng Long, gồm: nhạc sĩ Phạm Duy (trái, hàng trên) - anh rể, nhạc sĩ Phạm Đình Chương (giữa) - anh trai, Phạm Đình Viêm - anh trai, ca sĩ Thái Hằng (trái, hàng dưới꧋) - chị gái và ca sĩ Khánh Ngọc (giữa) - chị dâu. Bước sang thập niên 1970, sau khi làm mẹ, Thái Thanh có nét đẹp phúc hậu, mặn mà. Bà là một trong những tên tuổi được nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - chủ tiệm ảnh Viễn Kính lừng danh - mời tham gia làm mẫu cho bộ sưu tập ảnh chân dung giai nhân Sài Gòn xưa. Thái Thanh tạo dáng trong studio với mái tóc búi xõa cùng phong cách trang điểm n🌳hấn vào mắt, chân mày - xu hướng được ưa chuộng vào thập niên 1970. Với dung mạo khả ái và giọng hát huyền thoại, Thái Thanh trở thành "người trong mộng" của nhiều nam nhân đương thời, trong đó có nghệ sĩ Trần Văn Trạch và nhà văn Mai Thảo. Vào thập niên 1980, Thái Thanh dần ít đi hát, chỉ thỉnh thoảng nhận lời biểu diễn cho bạn bè thân thiết. Khánh Ly - một trong những danh ca cùng thời với Thái Thanh - từng ca ngợi vẻ đẹp c🔯ủa bà, đặc biệt là đôi mắt giàu biểu cảm và đôi tay tuyệt mỹ. Một lần, khi gặp Thái Thanh, Khánh Ly nói: "Nếu cháu là chồng của cô, cháu đành phải để cô đi hát trước khán giả, nhưng cháu sẽ giữ hai bàn tay cô ở lại nhà, không cho ai được nhìn thấy hai bàn tay ấy khℱi cô hát". Thái Thanh bên các con. Sau cuộc hôn nhân với tài tử Lê Quỳnh, bà có năm con. Trong đó, Ý Lan (áo hoa) thừa hưởng giọng hát và phong cách của mẹ, trở 𝔉thành danh ca với các nh✤ạc phẩm của Phạm Duy, Vũ Thành An, Phạm Đình Chương... Ở tuổi ngoài 60, Thái Thanh giữꦚ nếp sống bình dị, thanh nhàn khi địnhꦇ cư tại California (Mỹ). Dòng nhạc của bà thời kỳ này hướng về đạo ca với các sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy. Thập niên 2000, sau một lần đột quỵ, sức khỏe xuống dốc, Thái Thanh giải nghệ. Thỉnh thoảng, bà vẫn góp mặt ở các sự kiện lớn. Năm 2004, trong một chương trình ca nhạc, bà cùng Ý Lan song ca "Bài ca sao - Nụ tầm xuân" (Phạm Duy sáng tác). Bà chinh phục người hâm mộ khi vẫn giữ phong độ giọng hát cùng lối trình diễn tươi vui, sôi nổi. Ngày 17/3, Thái Thanh qua đời tওại California, Mỹ sau nhiều năm trị bệnh, hưởng thọ 86 tuổi. 'Kiếp nào có yêu nhau' - Thái Thanh "Kiếp nào có yêu nhau" (Thơ: Hoài Trinh, nhạc: Phạm Duy) - Thái Thanh thu âm trước năm 1975. Video: Youtube. Tam Kỳ (ảnh: Nhacxua, Flickr)