Đề án 992 là đề án phát triển nguồn nhân lực cao, bỏ nhiều tiền đưa nhân tài đi học ở nước ngoài rồi về phục vụ cho thành phố. Nhưng đến nay, có 40 trong số 460 người về công tác đã nghỉ việc. Một tỷ lệ khác, sẽ nhẫn nại chờ đến lúc hết 7 năm làm việc the🐓o cam kết rồi “nhảy” ra khỏi nhà nước - đơn giản vì họ không có tiền ꦅđền bù cho thành phố.
Ông Thương nói một thời gian dài cán bộ công chức có tâm tư là không biết khജi nào đến lượt mình được bổ nhiệm, vì thấy: "Từ anh thư ký, đến bà con được bổ nhiệm, còn anh em đường đường chính chính thì khó quá. Vấn đề này diễn ra từꦍ phường, quận cho đến thành phố".
Trong cuộc khảo sát mấy năm trước, 64,6% học viên cho biết công việc được bố trí kh🏅ông phù hợp với chuyên ngành, sở trường. Nhiều người không thích nghi được môi trường làm việc hành chính và cho rằng lãnh đạo thiếu quan tâm, chưa cởi mở, chưa lắng nghe tiếp thu ý kiến từ cấp dư♓ới. 12,5% học viên đang đi làm cho biết sẽ không tiếp tục làm việc, với các nguyên nhân môi trường chưa tốt, mức lương chưa đảm bảo cuộc sống, không có cơ hội thăng tiến.
Thậm chí, có xu hướng học viên xin ra khỏi đề án và chấp nhận bồi hoàn kinh phí cho thành phố. Khi một thanh niên chưa ổn định sự nghiệp mà sẵn sàng trả tiền 🀅tỷ chỉ để được… nghỉ việc, chấp nhận đối mặt với việc bị kiện để được bẻ lái cuộc đời, thì l𝓡ương chắc chắn không phải là vấn đề duy nhất.
Những đặc thù cứng nhắc của môi trường nhà nước chắc chắn có vai trò qu💎an trọng trong quyết định ra đi. Có học ༺viên khi bị Đà Nẵng khởi kiện ra tòa, nói rằng họ chỉ có nguyện vọng tiếp tục học lên tiến sĩ bằng kinh phí tự túc, chỉ cần gia hạn cho họ thời gian rồi sẽ về làm việc cho thành phố, nhưng không được chấp thuận. Bồi hoàn tiền gấp nhiều lần số tiền đã nhận để tiếp tục được học, hẳn nhiều tiến sĩ sẽ không còn hãnh diện khi nhắc đến hai từ Đà Nẵng.
Con số 12,5% học viên đang chờ đến hết thời gian công tác để "nhảy việc"ඣ có lẽ không phản ánh đầy đủ tâm 𓂃lý những người được gọi là nhân tài này. Họ không muốn phá vỡ hợp đồng vì không có tiền tỷ bồi hoàn, nhưng khi đó thành phố chỉ giữ được thân xác, còn tâm trí đã để ở nơi khác, không còn động lực cống hiến.
Từng viết nhiều về chủ đề nhân tài ở Đà Nẵng, câu chuyện nhiều học viên bỗജng dưng nghỉ việc khiến tôi quan tâm. Tôi đem thắc mắc của mình đến giám đốc Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP Đà Nẵng, đơn vị quản lý đề án.
“Chờ đợi lâu nhưng không được tuyển vào công chức hoặc không được sắp xếp công việc phù hợp có phả𒊎i là nguyên nhân chính khiến họ nghỉ việc?", tôi hỏi. Câu trả lời nhận được khá chung chung: học viên đưa ra lý do thường liên quan đến yếu tố gia đình, sức khỏe hoặc muốn tìm công việc khác.
Tôi rất chờ đợi một cái nhìn trực diện và những bình luận thẳng thắn của lãnh đạo thành phố về vấnᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ đề này. Nhưng cuối tuần qua, buổi làm việc giữa chủ tịch Huỳnh Đức Thơ với học viên đề án lại phải hoãn, vì lãnh đạo “bận công tác đột xuất”.
Một cái nhìn trực diện và thấu đáo là cần thiết, vì chuyện nhân tài bỏ vi🍎ệc không phản ánh một tâm trạng cá biệt của những người đi học ở nước ngoài về. Nó còn phản ánh niềm tin chung của đội ngũ công chức với hệ thống mình đa𒈔ng phục vụ.
Mới đây, thành phố tꦰrải qua đợt thanh tra🌜, điều tra liên quan đến nhiều sai phạm. Phó giám đốc Sở Nội vụ nói rằng nhiều công chức đang “run sợ” trong quá trình tham mưu. Ông dùng từ “dao động” để nói về tâm lý của đội ngũ.
Một công chức n🔜ói với tôi rằng, anh mất niềm tin sau vụ việc hàng loạt lãnh đạo thành phố bị khởi tố, bắt giam liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ. "Tôi chán nản. Vì những lãnh đạo đó mình phục vụ từ khi các anh còn làm giám đốc sở. Họ trước đây như những mô hình lãnh đạo gương mẫu cho mình phấn đấu".
Sự đánh mất niềm tin này, từ chính các thành viên hệ thống, chứ không phải là nỗi c🧸ám cảnh lương thấp, mới là thứ đáng sợ nhất với chính quyền.
Nguyễn Đông