"Ngay cả việc sử dụng các thiết bị đeo tai (không dùng tay) để trò chuyện 🌊về những vấn đề phải đào sâu, suy nghĩ cũng đẩy người tài xế vào tình trạng ngu✃y hiểm", tiến sĩ Sumie Leung Shuk Man, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Trong nghiên cứu, nhóm khoa học từ Đại học Barcelona và một vài viện nghiên cứu Australia đã so sách tác động của việc dùng điện thoại di động khi đౠang lái xe với tác độ🀅ng của việc uống rượu (bia). 12 tình nguyện viên khỏe mạnh, đều là sinh viên đã có bằng lái, phải hoàn tất một loạt các nhiệm vụ lái xe trong 2 ngày riêng biệt, cách nhau một tuần.
Nghiên cứu tìm hiểu tốc độ, thời gian phản ứng phanh, sự thay đổi tốc độ và chuyển làn. Người uống rượu thường xuyên và người không bao giờ uống rượu trước đây thì không được tham gia. Một trong hai buổi thí nghiệm, cá꧒c thành viên sử dụng điện thoại di động, trong khi đang thực hiện "lái xe mô phỏng" trong 4 loại điều kiện (không dùng phone; nói chuyện ngẫu hứng qua thiết bị không cầm tay; làm theo các hướng dẫn sâu qua thiết bị không cầm tay; nhắn tin).
Vào ngày còn lại, người tình nguyện🎶 uống rượu để hàm lượng cồn trong máu đạt 3 mức khác nhau, một số trong đó không uống rượu.
Kết quả cho thấy, khi nhắn tin, kỹ năng lái xe giảm đi tương đương với nಞgười uống rượu có nồng độ cồn vượt trong máu mức cho phép 25%.
Các tác giả kết luận: những cuộc trò chuyện không dây có chủ ý, làm theo hướng dẫn và đặc biệt lꦬà việc nhắn tin mang tới nguy hiểm cao hơn hẳn những cuộc trò chuyện đơn giản, ngẫu hứng qua điện thoại, do chúng đòi hỏi sự tập trung cao độ.
Thuận An (theo Telegraph)