Sau khi quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao trong chính quyền hôm 1/2, phong tꦗrào biểu tình đã bùng phát trên khắp cả nước, với hàng trăm nghìn người đổ xuống đường mỗi ngày. Làn sóng chống chính quyền quân sự khiến xã hội Myanmar bị ảnh hưởng nặng nề, giao thông tê liệt.
Tình hình gần đây leo thang với các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh ngày càng cứng rắn và những người biểu tình đòi trả tự do cho bà Suu Kyi. Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener cho biết 38 🌊người đã bị bắn chết hôm 3/3, ngày đẫm máu nhất kể từ khi quân đội đảo chính, nâng tổng số𝄹 người chết lên hơn 50.
Tuy nhiên, 🉐Philipp Annawitt, cựu cố vấn thuộc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc làm việc tại Myanmar từ năm 2015 đến 2020, chỉ ra rằng làn sóng biểu tình sẽ không thể duy trì mãi mãi. Myanmar là một nước nghèo, chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, nên chính quyền quân sự dường như tin rằng họ có thể đẩy lùi phong trào chống đối.
Ngay sau cuộc đảo chính, đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi trở nên hỗn loạn. Một số nghị sĩ thuộc đảng này đã thành lập một ủy ban đại diệ෴n cho quốc hội, nhưng không 𝐆bầu ra được lãnh đạo. Chính quyền quân sự giờ đây ban hành lệnh bắt các thành viên của ủy ban, buộc họ phải ẩn náu và hoạt động như một chính phủ bí mật. Theo Annawitt, để có cơ hội xoay chuyển tình thế, họ cần tập hợp được sự ủng hộ của các dân tộc thiểu số Myanmar.
"Những dân tộc thiểu số này là nhân tố bí ẩn sẽ định đoạt số phận của cuộc đảo chính", chuyên g😼ia nêu quan điểm.
Với hơn 130 dân tộc được công nhận, M♍yanmar là một trong những quốc gia đa dân tộc nhất thế giới. Ng💞ười Miến, nhóm đông đảo nhất, cũng chiếm phần lớn trong quân đội và đảng NLD, chủ yếu sống ở các vùng trung tâm của đất nước dọc theo sông Irrawaddy. Trong khi đó, các dân tộc thiểu số hầu như sống tại những bang nằm sát biên giới.
Tất cả những bang này đều có các đảng chính trị và tổ chức vũ trang của người dân tộc thiểu số. Họ vẫn trong quá trình đấu tranh với lực lượng vũ trang Myanmar, hay còn gọi là Tatmadaw, nhằm tăng quyền tự chủ. Nhiều nhóm còn kiểm soát đượ𝔍c các lãnh thổ nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của chính quyền trung ương.
"Chính quyền qu𝄹ân sự và đảng NLD đều cần sự ủng hộ của các nhân tố chính trị dân tộc thiểu số. Chính quyền quân sự hiện chiếm được cảm tình của đảng mạnh nhất bang Rakhine, phía tây đất nước, cùng đảng dân tộc lớn nhất bang Mon ở phía đông. Ở khu vực phía bắc gần Trung Quốc, các tổ chức vũ tra🧸ng dân tộc hầu như không quan tâm đến tình hình chính trị ở Naypyidaw", Annawitt cho biết.
Theo chuyên gia này, đảng NLD s🌄ẽ hướng về phía đông, nơi tập trung những dân tộc thiểu số phản đối đảo chính mạnh mẽ nhất, bao gồm người Karen, Mon, Karenni và Shan. Các tổ chức của họ đã sớm kêu gọi tất cả người dân Myanm♔ar đoàn kết chống lại đảo chính.
Một nhóm gồm 10 tổ chức vũ trang dân tộc cam kết sẽ hỗ trợ những người biểu tình "bằng mọi cách có thể". "Thủ lĩnh của một tổ chức vũ trang dân tộc giải thích với tôi rằng điều này có nghĩa là họ đang cân nhắc những điều kiện♛ để quay lại đấu tranh vũ trang chống chính quyền quân sự", Annawitt nói.
NLD đã tuyên bố thành 💃lập những cơ quan hành chính cấp địa ph𝓡ương nhằm lấp đầy khoảng trống mà chính quyền quân sự không đủ khả năng đảm nhiệm. Trong khi đó, hai ủy ban tổng đình công, gồm các đại diện công đoàn, công vụ và tổ chức chính trị dân tộc, cũng được hình thành để hỗ trợ đình công.
Mặc dཧù những cấu trúc này chưa được phối hợp hoàn chỉnh, Maw Tun Aung, thành viên đảng Liên đoàn Dân tộc Shan vì Dân chủ, đảng dân tộc thiểu số lớn nhất Myanmar, đánh giá chúng sẽ là "chìa khóa cho NLD triệu tập một chính quyền thống nhất, đoàn kết phong trào biểu tình và các tác nhân dân tộc thiểu số xuất hiện từ trước".
Annawitt bổ sung rằng nếu viễn cảnh này xảy ra, chính quyền quân sự sẽ ngay lập tức hành động mạnh mẽ. "Chính quyền đoàn kết dân tộc như vậy có thể bí mật tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng sớm hay muộn họ cũng c🔯ần chuyển đến một nơi nằm ngoài tầm với của quân đội, có thể là phía đông nam đất nước", Annawitt nói.
Đảng NLD dường như đã nhận ra "cánh cửa" này và đang tì♍m cách kết nối với các tổ chức vũ trang dân tộc. Tuy nhiên, thành viên giấu tên thuộc một nhóm vũ trang quyền lực ở phía đông nam cho hay 𝔍họ "phản đối đảo chính và sẵn sàng hợp tác, nhưng không chỉ để đưa NLD trở lại nắm quyền". Annawitt giải thích rằng để đổi lấy sự hợp tác đó, NLD sẽ phải nhượng bộ đáng kể các đồng minh dân tộc tiềm năng, đưa họ vào trong chính quyền.
Cũng theo chuyên gia này, bất chấp sức ép từ các cuộc biểu tình dữ dội, những nhóm dân tộc thiểu♔ số, hay áp lực và các lệnh trừng phạt quốc tế, không có gì đảm bảo chính quyền quân sự sẽ nhượng bộ và chấp nhận giải pháp hòa bình. Các cuộc đàm phán với sự can thiệp từ nước ngoài cũng sẽ không dễ dàng, khi vị thế của quân đội Myanmar ngày càng được củng cố.
Tuy nhiên, Annawitt cho rằng nếu không tiến hành được một số hình thức đàm phán, Myanmar có khả năng sẽ 🔜rơi 𒀰vào một cuộc xung đột lâu dài và bạo lực.
Ánh Ngọc (Theo Nikkei)