Chính sách trở lại văn phòng của Apple được đánh giá nghiêm ngặt hơn so với các công ty công nghệ lớn khác. Trong khi Meta, Google và Amazon đang xem xét cho một số nhóm nhân viên có thể làm việc từ xa lâu dài, CEO Tim Cook của Apple yêu cầu tất cả🍃 nhân viên đến văn phòng ít nhất một ngày mỗi tuần từ 11/4, nâng lên hai ngày mỗi tuần từ 2🙈/5 và ba ngày từ 23/5.
"Tôi không có ý định quay lạ🍷i làm việc tại văn phòng của Apple", một nhân viên nói trên Blind - ứng dụng cho phép nhân viên của các 🔴công ty lớn thảo luận bán ẩn danh.
Một số khác khẳng định sẽ nộp đơn xin nghỉ vào ngày trở lại văn phòng. "Tôi sẽ đến để chào và gặp gỡ mọi người rồi gửi đơn từ chức khi về nhà" một nhân viên A🅰pple nói. Người này cho hay, anh không muốn đến công ty vì quãng đường xa và phải gò ép mình tám tiếng mỗi giờ trong văn phòng. Nhiều người khác ủng hộ quyết định này và cho biết họ cũng sẽ làm như vậy.
Google cũng thông báo tới nhân viên về kế hoạch đi làm tại văn phòng ba ngà𝓀y một tuần từ 4/4. Tuy nhiên không như Apple, 🍎hãng cho phép nhân viên chuyển đến văn phòng gần nơi ở hơn, hoặc lựa chọn làm từ xa theo mong muốn. Dù vậy, Google cảnh báo nhân viên có thể bị giảm lương nếu rời khỏi khu vực Vịnh San Francisco hoặc New York để làm tại những văn phòng khác của công ty.
Meta, công ty m🌸ẹ củaജ Facebook, cũng cho phép nhân viên nộp đơn làm việc từ bất kỳ văn phòng nào thuộc công ty, dù họ cũng có thể bị điều chỉnh lương nếu rời trụ sở công ty.
Trong khi đó, ban đầu Amazon dự định yêu cầu nhân viên quay lại văn phòng ba ngày một tuần, nhưng sau đó đã thay đổi chính sách cho từng nhóm riêng lẻ tự chọn mô hình ph🙈ù hợp.
Một số nhân viên Apple cho biết họ ghen tị với chính sách làm việc từ xa của các hãng công nghệ khác. Một người viết: "Tôi rất bối rối với quyết định của công ty. Tôi🔯 đang tìm một việc khác có thể làm từ xa hoàn toàn". Một người khác nói đang trong vòng phỏng vấn cuối với một công ty đối thủ của Apple do quy định quay lại văn phòng của CEO Tim Cook.
Trong một thông báo vào tháng 3, Tim Cook thừa nhận một số nhân viên công ty không muốn trở lại văn phòng. "Nhiều người trong số các bạn mong đợi việc quay lại làm việc tại trụ sở từ lâu. Đây là cột mốc quan trọng và là dấu hiệu tích cực cho thấy chúng ta có thể gắn kết đầy đủ hơn với đồng nghiệp trong công việc và cuꦆộc sống. Tuy nhiên, cũng có một số xem cột mốc này là thay đổi đáng lo ngại", Cook cho biết.
Khương Nha (theo New York Post)