Cuối năm ngoái, khi các hãng dược thế giới thông báo phát triển thành công vaccine Covid-19, Nanako Toku𓄧naga còn tỏ ra nghi ngờ. "Tôi lo ngại về tác dụng phụ, trên mạng có nhiều tin đồn là vaccine gây vô sinh", sinh viên 20 tuổi tại Tokyo, nói.
Sau khi ဣtìm hiểu thêm thông tin từ bác sĩ và các chính trị gia, Tokunaga quyết định tiêm chủng vào tháng 8. Cô không phải người đầu tiên thay đổi thái độ. Nhiều bạn bè của Tokunaga cũng làm điều tương tự từ mùa hè vì nhìn thấy hình ảnh dòng người xếp hàng nhận vaccine ở Shibuya, điểm vui chơi nổi tiếng với người trẻ tuổi, được phát trên truyền hình.
"Nó làm 🅺chúng tôi suy nghĩ lại về lợi ích của vaccinꦰe. Tôi rất mừng vì mình quyết định tiêm chủng", Tokunaga nói.
Do phải thử nghiệm lâm sàng bổ sung, chương trình tiêm chủng tại Nhật Bản ban đầu chậm hơn Anh, Mỹ và ꦉcác nước phát triển. Khi ấy, hàng chục triệu người tin rằng họ sẽ phải chờ đợi nhiều tháng mới nhận được liều vaccine đầu tiên.
Đến nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 cao nhất thế giới. Tính đến 12/11, hơn 94,5 triệu ngườ🌊i, tương đương với ba phần tư dân số, đã tiêm đủ hai liều vaccine, cao hơn Anh𒅌 và các quốc gia bắt đầu sớm hơn nhiều.
Số ca nhiễm theo ngày giữ ở mức thấp. Hôm 13/11, toàn quốc chỉ ghi nhận 202 ca mắc mới, giảm mạnh so với 25.000 ca một tháng trướꦺc đó. Tokyo có 24 ca mắc, trong khi hồi tháng 8, ngay sau Thế vận hội Olympic, khu vực có lúc báo cáo tới 15.000 ca.
Chính phủ gỡ lệnh hạn chế phòng dịch kéo dài nhiều tháng, người dân trở lại qu👍án bar, tham gia các giải đấu thể thao và nhiều sự kiện khác. Kể từ tháng 12, Nhật Bản sẽ tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cườ🍃ng (booster), nhóm ưu tiên là nhân viên y tế.
Một trong những yếu tố khiến nước này thành công trong chương trình tiêm chủng và chống dịch nói chung là công tác truyền thông khiến thái độ e ngại của người dân thay đổi. Trước đó, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ hoài nghi vaccine cao nhất thế giới, theo nghiên cứu của tạp chí Lancet. N🐓guyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các tin đồn tiêu cực về vaccine sởi, quai bị và rubella (MMR) vào những năm 1990, gần đây là vaccine HPV.
Dưới 30% người nhật tin rằng vaccine an toàn, thấp hơn so với hơn 50% tại Mỹ. Khảo sát hồi tháng 2 của hãng tin🐭 Kyodo cho thấy 27,4% người được hỏi không muốn tiêm vaccine Covid-19.
Theo dữ liệu từ chính phủ, tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 khá cao ở tất cả 🅰các nhóm tuổi. Hơn 92% người trên 70 tuổi, 70% người từ 30 ♛tuổi trở lên đã tiêm hai liều vaccine. Đặc biệt, rất nhiều người trẻ đã tham gia tiêm chủng, trong khi đây vốn là nhóm dễ bị ảnh hưởng bởi tin giả và quan điểm của hội nhóm chống vaccine. Dữ liệu gần đây cho thấy 5,4 triệu thanh thiếu niên trong độ tuổi 12-19 (chiếm 80,7% dân số nhóm tuổi này) đã nhận đủ hai liều vaccine.
Làn sóng hoài nghi vaccine của Nhật Bản bắt nguồn từ các vụ kiện tập thể của một số phụ huynh chống lại Bộ Y tế vào nhữn꧅g năm 1990. Họ từng tuyên bố (mà không có bằng chứn🐼g cụ thể) rằng con mình chịu tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine quai bị, sởi và rubella.
Giáo sư Kentaro Iwata, Đại học Kobe, chỉ trích cách chính phủ Nhật Bản ứng phó với đại dịch, song ca ngợi chiến l💞🦹ược tiêm chủng của các nhà lãnh đạo.
"Chương trình vaccine Covid-19 thành công tốt đẹp. Tôi chưa từng thấyꦿ chiến dịch nào thực tế đến vậy trong lịch sử tiêm chủng quốc gia", ông nói.
Ban đầu, ngay cả chính trị gia, chính phủ và các chuyên gia y tế cũng thận trọng với vaccine Covid-19. Bước ngoặt đến vào mùa hè, khi Tokyo chuẩn bị đăng cai Thế vận hội Olympic 2020. Riko Muranaka, giảng viên tại Đại học Y khoa, Đại học Kyoto, nói: "Chính phủ nhất quyết tổ chức Thế vận hội và mọi người bắt đầu lo sợ. Khi ấy, số ca Covid-19 tại Nhật đღã cao rồi, chưa nói đến khi tổ chức Olympic".
"Mọi người bắt đầu chuyển sang tiêm chủng để đảm bảo với người xung quanh rằng họ không phải mối đe dọa về sức khỏe. Đó là kiểu lịch sự thường thấy tại Nhật Bản, và tất nhiên tiêm🎀 chủng để tự bảo vệ cho bản thân nữa", ông nói thêm.
Thái độ của người dân và chính phủ nước này không chỉ thay đổi với vaccine Covid-19. Hôm 12/11, một hội đồng cố vấn cho biết Bộ Y tế nên nối lại khuyến nghị tiêm vaccine HPV cho trẻ vị thành niên. Trước đó, vào năm 2013, khi nhiều phương tiện truyền thông báo cáo tác dụng phụ sau tiêm, Nhật Bản đã rút khuyến nghị tiêm chủng, nhưng vẫn tiêm vaccine miễn phí cho người có nhu cầu. Dù Bộ Y tế chưa từng xác nﷺhận vaccine gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, tỷ lệ tiêm HPV đã giảm từ 70% dân số xuống còn 1% dân số vào năm 2013.
Hinako Sakikawa, một sinh viên 19 tuổi, cho biết ban đầu cô còn hoài nghi về vaccine Covid-19. "Vì n🍬ó còn mới, nên tôi rất lo lắng. Tôi đã ng💝hĩ nó có thể gây tổn hại sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng mình", cô nói.
Đến nay, Sakikawa và tất cả bạn bè cô đều đã tiêm💞 đủ liều vaccine Covid-19. C༺ô cũng thừa nhận quyết định này ảnh hưởng nhiều từ những người xung quanh.
"Vì ai cũng tiêm chủng rồi nên tôi nghĩ mình nên làm✤ điều này. 🤡Chúng tôi hứa sẽ gặp nhau khi đã tiêm vaccine. Giờ thì tôi ra ngoài, gặp gỡ bạn bè dễ dàng hơn và có thể làm mọi thứ mà trước đây chưa thể", cô nói.
Thục Linh (Theo Guardian)