Giá cổ phiếu Temp Holdings - công ty cung cấp việc làm thời vụ của bà Shinohara tăng liên tục đã giúp bà chính thức gia nhập danh sách tỷ phú thế giới đầu năm nay. Với tài sả🌠n hơn 1 tỷ USD, Shinohara cũng là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Nhật Bản.
Năm 2🌳011, bà từng được tạp chí Fortune vinh danh là một trong 50 phụ nữ quyền lực nhất giới kinh doanh toàn cầu. Bà Shinohara có rất nhiều thứ để người khác học hỏi, từ việc sẵn sàౠng mạo hiểm tất cả để gây dựng sự nghiệp đến đặt hạnh phúc bản thân lên hàng đầu.
Sẵn sàng mạo hiểm
Khi cảm thấy khôn✱g hứng thú với những công việc bà có thể làm lúc bấy giờ, Shinohara chuyển tới Châu Âu. Đó là nơi bà biết đến khái niệm nhân viên thời vụ. Sau đó, khi trở lại Nhật Bản vào những năm 70, Shinohara mở công ty môi giới việc làm. Tuy nhiên tại thời điểm đó🎀, ở Nhật Bản, làm thời vụ là bất hợp pháp. Dù vậy, thay vì thay đổi ý tưởng kinh doanh, bà vẫn quyết mạo hiểm.
Năm 2009, trên Havard Bussiness Review (HBR), bà cho biết: "Tôi từng hỏi bản thân: Không biết cuộc sống trong tù như thế nào? Phòng giam có lớn không? Hay có nhà vệ sinh và cửa sổ không nhỉ✃?".
Chưa bao giờ có ý định trở thành tỷ phú
Shinohara chưa bao giờ có ý định bước vào hàng ngũ 1% những người giàu có nhất thế giới. Thay vào đó, bà🎐 muốn "đóng góp cho xã hội thông qua vi🌊ệc kinh doanh". Mục tiêu khởi nghiệp của Shinohara chỉ đơn giản là gây dựng nên thương hiệu được thế giới biết đến.
Hạnh phúc bản thân quan trọng hơn hôn nhân
Không lâu sau khi kết hôn, bà quyết định ly hôn. Bà chia sẻ với HBR: "Tôi nhận ra bản thân chẳng hề muốn kết hôn và đây không phải là người phù hợp với tôi". Dù mẹ và anh t🧔rai bà phản đối quyết liệt, Shinohara vẫn quyết đ𒆙ịnh ly hôn. Bà không muốn sống cuộc đời của bà nội trợ như phần lớn phụ nữ khác bấy giờ. "Sau khi ly hôn, tôi tự nhắc nhở: Mình phải làm gì đó với bản thân mới được".
Mang lại cơ hội cho phụ nữ Nhật
Phụ nữ Nhật Bản có rất ít cơ hội đi làm. Sa🐬u khi kết hôn và có con, phụ nữ thường chỉ làm công việc nội trợ và rất khó quay lại lực lượng lao động.
Công ty của Shinohara đã giải quyết được vấn đề đó. Người phát ngôn công ty cho biết: "Công ty của chúng tô🎃i phát triển được là nhờ đáp ứng nhu cầu tiềm ẩn của phụ nữ Nhật".
Đưa nam giới vào làm công việc thời vụ
Ban đầu, Temp Holdings tự hào rằng chỉ tuyển nhân viên nữ. Đâyไ dường như là luật bất thành văn, phù hợp với giá trị cốt lõi của công ty. Tuy nhiên, khi thấy doanh thu đi♓ xuống, Shinohara quyết định tuyển thêm nhân viên nam.
Năm 1988, bà hỏi các nhân viên quản lý của mình: "Đưa thêm đàn ông vào công ty chúng ta thì sao nhỉ?" Các nhân viên quản lý đáp lại: "Không, cảm ơn, chúng tôi không cần họ". Tuy nhiên, Shionhara đã nghe theo suy nghĩ của mình, tu🅷yển dụng thêm nhân viên nam và ngay lập tức thấy được sự thay đổi tích cực về kinh doanh. Bà nhận thấy cân bằng nam nữ chính là yếu tố then chốt để thành công.
Thanh Quý (theo BI)