Nhật Bản hiện tại không thiếu những vấn đề cần lo lắng, từ làm sao để tăng cường tốc độ phục hồi nền kinh tế trên đà giảm sút đến cố gắng thuyết phục dân chúng chấp nhận quay lại với điện hạt nhân. Tuy nhiên, dù phải đối mặt với những bài 𒁃toán khó đó, các lãnh đạo đất nước vẫn dành nhiều quan t𓂃âm tới một cử chỉ dường như rất nhỏ bé: một cái bắt tay.
Theo New York Times, cử chỉ này mang một tầm quan trong vượt bậc bởi người có khả năng sẽ thực hiện nó là hai nhân vật quyền lực: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, những nhà lãnh đạo cứng rắn của hai nền kinh tế l♒ớn nhất châu Á.
Đôi bêཧn tích cực thăm dò lẫn nhau gần hai năm qua. Phía Nhật Bản mong hành động này, và có thể là một cuộc gặp mặt ngắn sau đó, sẽ là bước khởi đầu trên con đường hàn💦 gắn mối quan hệ hai nước.
Bắc Kinh và Tokyo liên tiếp thực hiện nhiều nước đi ngoại giao tinh tế trong vài tuần gần đây, đưa ra những hành độ💧ng nhỏ nh𒁃ưng mang ý nghĩa sâu sắc. Quan chức Nhật Bản bắt đầu bày tỏ lạc quan, tin tưởng rằng, cuộc gặp gỡ đầu tiên từ khi cả hai nhà lãnh đạo lên nắm quyền sẽ diễn ra vào tháng tới, bên lề một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế khu vực, tổ chức tại Bắc Kinh.
Hồi đầu tháng 10, bà Lý Giao Linh, con gái cố chủ tịch Trung Quốc L🌟ý Tiên Niệm, có chuyến thăm tới Nhật Bản. Bà gặp ông Abe, ngồi cạnh thủ tướng và cùng xem một buổi biểu diễn của nhóm múa Trung Quốc. Chuyên gia cho rằng đây là một trong🃏 những dấu hiệu đầy hứa hẹn cho sự hàn gắn quan hệ Trung-Nhật.
Các đợt đàm phán cuối vẫn đang được tiến hành, vì thế, chưa thể chắc chắn những diễn biến nơi hậu trường sẽ dẫn tới một bước đột phá như giới chức Nhật Bản mong muốn. Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, hai quốc gia dường như đều công nhận họ có quá nhiều thứ để mất, cả trên lĩnh vực kinh tế và chính trị, nếu không tìm ra phương các🍒h hòa giải.
Hai nhà lãnh đạo đang chịu nhiều áp lực trong việc hạn chế gây tổn thương tới quan hệ kinh tế. Theo báo cáo từ Bộ Thương mại Trung Quốc, so với năm ngoái, tổng vốn 🅘đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Trung Quốc giảm gần một nửa trong sáu tháng đầu năm. Sức tiêu thụ hàng hóa và ô tô Nhật Bản ở Trung Quốc cũng suy yếu.
Nhiều quan sát viên nhận định hai nhà lãnh đạo cũng bất đắc dĩ trở thành "người xấu" trong khu vực và ở Washington khi ra sức đối đầu nhằm giành ảnh hưởng tại c💙hâu Á.
Với việc hai nước không nhân nhượng trong 🐬vấn đề tranh chấp đảo, giới phân tích đang nghĩ tới một tình thế mới. Theo đó, Bắc Kinh và Tokyo cơ bản chấp nhận sự tồn tại của mối bất đồng và quay lại hợp tác như bình thường. Trong trường hợp này, đôi bên đều sẽ vừa gửi tàu tới nơi tranh chấp nhằm khẳng định quyền làm chủ nhưng cũng vừa thực hiện các động thái kiềm chế căng thẳng leo thang.
"Nhật Bản và Trung Quốc đang tìm kiếm điểm cân bằng mới", New York Times dẫn lời Narushige Michishita, giám đốc Chương trìnhꦫ Nghiên cứu An ninh và Quốc tế tại Viện Đại học Quốc g🧸ia về Chính sách ở Tokyo, nhận định. "Điều tốt nhất ta có thể làm lúc này là tiếp tục cuộc chơi, nhưng ở một mức độ thấp hơn, và tìm cách giảm bớt đối đầu".
Từ khi ông Abe nhậm chức tháng 12/2012, ông Tập luôn từ chối gặp mặt lãnh đạo Nhật Bản. Giới chức Trung Quốc cho rằng ông Abe cần thể hiện sự chân thành hơn 🅘nữa bằng việc ngừng đến viếng đền Yasukuni. Đây như một điều kiện tiên quyết để dẫn tới các cuộc đàm phán quan trọng khác. Ngôi đền được xây dựng nhằm tưởng niệm những người Nhật Bản chết trận nhưng Bắc Kinh cho đây là biểu tượng của sự 💞thiếu ăn năn từ phía Tokyo.
Trung Q🐽uốc hôm 17/10 phản ứng gay gắt khi ông Abe gửi một nhánh cây "masakaki" tới đền Yasukuni nhân dịp lễ hội mùa thu tại đây bắt đầu. Trái lại, các quan chức 🐓Nhật Bản thì cảm thấy hành động này ít ảnh hưởng tới quá trình đàm phán bởi ông Abe không đích thân đến ngôi đền.
Điểm mấu ch🀅ốt của các cuộc đàm phán vẫn là tìm ra phương pháp đối phó với căng thẳng trong tranh chấp tại quần đảo Senkaku hay Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông, kéo dài suốt hai năm nay. Trung Quốc và Nhật Bản dường như bị khóa trong một tình thế gần giống với Chiến tranh Lạnh từ khi chính phủ củಌa người tiền nhiệm ông Abe mua lại quần đảo này giữa năm 2012.
Giận dữ với những gì được cho là hành động đơn phương nhằm gia tăng kiểm soát đối với các quần đảo của Nhật Bản, Trung Quốc bắt đầu triển khai tàu bán quân 🌃sự đến những vùng biển gần đó và thiết lập một vùng phòng không mới trên biển Hoa Đông. Bắc Kinh yêu cầu tất cả phi cơ qua đây phải thông báo kế hoạch bay cho nhà chức trách Trung Quốc.
Về phần mình, ông Abe cũng không nhân nhượng, phát triển đội Tuần duyên Nhật Bản nhằm đuổi các tàu Trung Quốc hiện diện gần quần đảo. Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản thừa nhận Senkaku/Điếu Ngư đang trong tình trạng tranh chấp n🌼hưng đ☂ây là điều mà Tokyo đến nay vẫn từ chối thực hiện.
Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản hôm 17/10 đưa tin ông Abe đã bắt tay người quyền lực số hai của Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường, tại một bữa tối dành cho các nhà lãnh đạo châu Á và châu Âu diễn ra ở Milan. Hành động này càng bồi đắp cho niềm hy vọng 🍃về một cuộc gặp gỡ chính thức giữa ông Abe và ông Tập.
Những nỗ lực ngoại giao nhằm đưa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình cùng ngồi vào bàn đàm phán được thực hiện từ hồi tháng 7 khi ông Yasuo Fukuda, cựu thủ tướng Nhật Bản, tiếp xúc với ông Tập. Ông Fukuda trao tận tay người đứng đầu Trung Quốc bức thư từ ông Abe và lần đầu tiên đề xuất hai nhà lãnh đạo nên g🐬ặp mặt trực tiếp tại diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
"Nếu như là một tháng trước, tôi sẽ nói với bạn 𓂃cơ hội diễn ra một cuộc gặp 🌸mặt là rất ít", một quan chức cấp cao Nhật Bản đề nghị giấu tên cho biết. "Hiện tại, đôi bên đang xem xét điều đó vì lợi ích của chính mình".
"Nếu ta nhận thấy ông Abe đang nghiêm túc trong nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc và bày tỏ một thái độ có trách nhiệm hơn với các vấn đề lịch sử thì điều đó sẽ 🧸dẫn tới sự cải thiện mối quan hệ song phương", nhà phân tích Trung Quốc Wu Xinbo, phó chủ nhiệm Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Fudan, Thượng Hải, bình luận.
Vũ Hoàng (theo New York Times)