T💧hông tin được ông Nagata Yuki, Trưởng phòng Điều phối chính sách, Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản, chia sẻ chiều 19/3.
Chương trình thực tập sinh kỹ năng được Nhật triển khai từ năm 1992, đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Thời gian làm việc từ 1 đến 5 năm coi như "học việc", lao 𒁏động chỉ nhận lương tối thiểu, không thưởng, không phụ cấp như người bản địa. Thực tập sinh cũng không được chuyển nơi khác trong trường hợp công việc không phù hợp, chủ đối xử không tốt.
Chương trình bị chỉ trích là nhập khẩu lao động giá rẻ, coi thực tập sinh như công nhân làm việc chân tay do nước này thiếu nhân lực trầm trọng. Vì vậy Hội đồng gồm 15 chuyên gia, học giả và quan ch💎ứ♚c đứng đầu các tỉnh ở Nhật Bản hồi tháng 4/2023 đã đề xuất loại bỏ.
"Sau nhiều cuộc làm việc, căn cứ trên ý kiến của hội đồng chuyên gia, báo cáo về chương t𒊎rình mới đã được gửi lên Chính phủ Nhật Bản vào đầu tháng 2, chờ trình Quốc hội cho ý kiến", ông Nagata Yuki cho hay.
Theo ông, chương trình mới sẽ tập trung ba điểm cốt lõi, là ưu tiên bảo vệ quyền lợi người nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản, tạo cơ hội cho họ thăng tiến; lao động được chuyển chỗ làm việc theo mong muốn và nౠâng dần trình độ ti🅠ếng Nhật cho người nước ngoài để thực hiện chế độ "xã hội cùng chung sống".
Việt Nam hiện dẫn đầu 15 nước phái cử thựcꦫ tập sinh đi làm việc tại Nhật Bản với hơn 200.000🌳 người. Hơn 30 năm triển khai chương trình, Nhật Bản tiếp nhận tổng cộng hơn 400.000 thực tập sinh Việt Nam.
Hiện lao động Việt Nam đi làm việc theo diện kỹ năng đặc định chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số q🧸uốc gia phái cử, khoảng 110.600 người (53%) trên tổng số 208.000 lao động nước ngoài làm việc tại Nhật. Đây là chương trình tiếp nhận lao động đã có kỹ năng, tiếng Nhật và có thể làm việc ngay, không cần qua đào tạo.
Ông Ishii Chikahisa, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, cho biết lao động kỹ năng đặc định người Việt làm việc trong 12 lĩnh vực, gồm: Điều dưỡng; vệ sinh tòa nhà; vật liệu, chế tạo điện, điện tử; xây dựng; công nghiệp đóng tàu; bảo dư𓆏ỡng ôtô; hàng không; dịch vụ lưu trú; ngư nghiệp; sản xuất thực phẩm, đồ uống và phục vụ ăn uống.
Dẫn đầu là ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống với hơn 41.800 người; tiếp đến là chế tạo máy công nghiệp, điện, điện tử với hơn 24.800 người; xây dựng hơn 16.500 người. Riêng ba ngành này chiếm tới 75% ꧙lao độ☂ng kỹ năng đặc định Việt Nam tại Nhật Bản.
Trong tháng 3, hai bên đã tổ chức cho hơn 300 ứng viên các ngành nông nghiệp, chăm sóc điều dưỡng thi kỹ năng đặc định tại Hà Nội và dự kiến tháng sau sẽ bổ sung ngành bảo dưỡng ôtô, dịch vụ lưu trú. "Phía Nhật đang xem xét tiếp nhận lao động các lĩnh vực khác thi kỹ năng đặc định và sẽ có thông báo cụ thể 🤪nếu tổ chức", ông Ishii Chikahisa cho hay.
Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1973. Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Nhật Bản từ năm 1992, thời gian 3-5 năm với mức thu nhập bình quân hiện đạt 1.200-1.400 USD mỗi tháng. Hiện 500.000 người Việt đang sinh sống và làm việc tại Nhật, tăng 8 lần trong10 năm qua và là🌱 cộng đồng nước ngoài đông th🌺ứ hai tại nước này.
Hồng Chiêu