Cảnh b🌟áo này chính thức được đưa ra sau khi Nhật Bản xin ý kiến của Cơ quan Năng lượng 🔯Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Trước đó, vào ngày🃏 22/8, khoảng 300 tấn chất lỏng độc hại được cho là đã rò rỉ từ một trong những bể chứa nước thường dùng để làm mát các lò phản ứng trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ban điều hành của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) lo ngại một phần chất lỏng này đã chảy ra Thái Bình Dương.
TEPCO cho biết, nước ꦆbị rò rỉ nhiễm độc mạnh đến mức một người đứng gần đó trong vòng 1 giờ sẽ bị nhiễm lượng phóng xạ gấp 5 lần mức giới hạn trung bình trong cả năm của công nhân làm việc trong lĩnh vực hạt nhân. Theo các chuyên gia, công ꦯviệc kiểm tra xử lý còn gặp khó khăn do không có thước đo mực nước trong bể chứa 1.000 tấn này.
NRA lo ngại thảm họa trên vượt quá khả năng đương đầu của TEPCO, đơn vị điều hành nh𒅌à máy điện Fukushima và đang phải đối mặt với chi phí làm sạch cũng như bồi thường rất lớn. Hơn 2 năm sau khi thảm họa xảy ra, vấn đề tìm cách xử lý nước nhiễm x🤡ạ dùng để làm mát các lò phản ứng vẫn còn là câu hỏi khó với TEPCO.
Trưa ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ Richter xảꦆy ra ngoài khơi phía đông bắc Nhật Bản, kéo theo những cơn sóng thần cao tới 15 m tràn vào bờ. Ba tỉnh miền đông bắc Nhật và nhiều tỉnh lân cận chịu thiệt hại nặng nề với ít nhất 15.000 người chết và hàng nghìn người mất tích. Động đất và sóng thần gây còn làm hư hại hệ thống làm mát của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, tạo nên cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau sự cố Chernobyl hồi năm 1986.
Nguyễn Tâm