Hai nước ký thỏa thuận vi♈ện trợ vaccine ngày 24/6 tới, theo ông Charnvirakul. Vaccine dự kiến được giao vào tháng 7. Thỏa thuận không nêu rõ lượng vaccine Nhật Bản chuyển đến Thái Lan.
Quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung sau chương trình tiêm chủng chậm trễ. Đợt tiêm chủng đại trà của Thái Lan bắt ꧂đầu vào tháng 6, chủ yếu sử dụng vaccine AstraZeneca, sản xuất tại Siam Bioscience, hãng dược thuộc sở hữu của Hoàng gia. Nước này cũng dùng thêm vaccine Sinovac do Trung Quốc tài trợ, đã tꦐiêm đủ hai mũi cho 2,1 triệu người.
Thái Lan đang chống chọi đợt bùng phát nghiêm trọng kéo dài ba th✅áng, gây ra 95% ca tử vong vì Covid-19. Chính phủ lên kế hoạch mở cửa đ𝔍ón khách du lịch theo từng giai đoạn, bắt đầu với đảo Phuket vào tháng 7. Song tiến trình này phụ thuộc nhiều vào tốc độ tiêm chủng.
Nhật Bản đꦰang cạnh tranh ngoại giao vaccine với💝 Trung Quốc, viện trợ cho khắp Đông Nam Á, từ Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan đến Việt Nam. Nước này độc lập tặng vaccine AstraZeneca mà không thông qua bất cứ tổ chức quốc tế nào như Covax.
Nhật Bản trước đó đạt được thỏa thuận mua khoả﷽ng 120 triệu liều vaccine AstraZeneca. Bộ Y tế nước này phê duyệt khẩn cấp, song chưa khuyến nghị sử dụng nó trong nước vì lo ngại tác dụng phụ tiềm ẩn như đông máu.
Hôm 16/6, Việt Nam cũng nhận được hơn 966.000 liều vaccine Covꦜid-19 do Nhật Bản hỗ trợ. Lô vaccine được vận chuyển trên chuyến bay NH897 từ sân bay Narita, Tokyo đến sân bay Quốc tế Nội Bài. Toàn bộ số vaccine này dành cho TP HCM tiêm các nhóm ưu tiên diện rộng.
Ông Yamada Takio, Đạ𓆉i sứ Nhật Bản tại Việt Nam, nhꦏấn mạnh Nhật Bản mong muốn liên kết với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Việt Nam, để cùng vượt qua đại dịch.
Thục Linh (Theo Reuters)