Dự thảo công bố ngày 10/4 của hội đồng 15 chuyên gia, học giả và quan chức đứng đầu các tỉnh ở Nhật Bản đề xuất loại bỏ chương trình thực tập sinh kỹ thuật dành cho lao động nước ngꦚoài sau nhiều tranh cãi liên quan đến vi phạm nhân quyền.
Theo dự thảo báo cáo của hội đồng, chương trình thực tập sinh hiện nay chỉ tập trung vào "phát𝓡 triển" nguồn nhân lực, yếu tố bị lợi dụng để biến thành công cụ biến các thực tập sinh thành công nhân làm công việc tay chân để đáp ứng nhu cầu lao động ở quốc gia đang thiếu nhân lực trầm trọng do già hóa dân số.
Bởi vậy, hội đồng đề xuất bãi bỏ chương trình này, xây dựng một hệ thống mới nhằm "bảo vệ và phát triển" nguồn nhân lực, được coi là bước ngoặt mới trong tiếp nhận lao động nước ngo𝓰ài. Hội đồng dự kiến hoàn thiện dự thảo vào mùa thu năm nay.
Theo đó, hệ thống mới có thể tạo điều kiện cho người lao động thay đổi công việc trong cùng loại hình đào tạo, thay vì quy định không được phép chuyển nơi làm việc như chương trình thực tập sinh hiện nay. Dự thảo cũng nêu mục tiêu đảm bảo các thực tập sinh có thể chuyển đổi sang chư👍ơng trình "visa kỹ năng đặc định" một cách suôn sẻ, cho phép họ tạo dựng sự nghi💦ệp lâu dài ở Nhật.
Tuy nhiên, một số người lo ngại khi các tổ chức giám sát trung gian giữa thực tập sinh và người sử dụng lao động vẫn sẽ đ෴ược duy trì. Dự thảo thừa nhận nhiều tổ chức trung gian như vậy không ngăn chặn được hành vi lạm dụng thực tập sinh.
Nhật Bản thành lập chương trình thực tập sinh kỹ thuật năm 1993, nhằm chuyển giao kiến thức và kỹ năng cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, chương trình bị chỉ trích là chế độ "lao động nô lệ", cu෴ng cấp vỏ bọc cho các công ty tuyển lao động giá rẻ từ khắp châu Á.
Akihiko Tanaka, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, người đứng🅰 đầu hội đồng chuyên gia đề xuất dự thảo, cũng cho biết nhiều doanh nghiệp "không có lựa chọn nào khác ngoài phụ thuộc vào nguồn nhân lực là thực tập sinh nước ngoài".
"Điều quan trọng là tạo một hệ thống mới kế thừa những phần tốt đẹp c🐈ủa chương trình thực tập sinh cũ, thay vì xóa bỏ hoàn toàn", ông nói.
Tran Duc Huy, cựu thực tập sinh Việt Nam từng rời khỏi Nhật sau khi bị chủ lao động ngược đãi, ca ngợi các đề xuất nới lỏng quy định thay đổi chỗ làm. Anh Huy đang có ý định qu🍸ay lại Nhật Bản, cho biết "sẽ rất yên tâm" nếu hệ thống mới "có các bên tư vấn đáng tin cậy".
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh cho biết khoảng 328.000 người Việt Nam cư trú tại Nhật với tư cách là thực tập sinh kỹ thuật. Tuy nhiên, một số thực tập sinh cho biết họ bị nợ lương hoặc ngược đãi và chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình lao động tại Nhật Bản.
Đức Trung (Theo Kyodo)