Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua công bố kế hoạch đóng mới 12 tàu tuần tra hạng nhẹ cho Lực lượng phòng vệ trên biển (JMSDF) vào năm 2020. Mỗi chiếc dự kiến có lượng giãn nước 1.000 tấn và thủy thủ đoàn 30 người, giúp tăng cường khả năng tuần tra và trinh sát trên biển của nước này, SCMP đưa tin.
Các tàu tuần tra thế hệ mới sẽ đảm đương nhiệm vụ cho đội tà💃u khu trục cỡ lớn đang được Nhật sử dụng để tuần tra gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nhật không tiết lộ căn cứ đóng quân và thời điểm đưa các chiến hạm mới vào biên chế.
Tokyo cũng khởi động chương trình đóng𒁏 mới 22 khu trục hạm, mỗi chiếc có lượng giãn nước 3.900 tấn và💎 thủy thủ đoàn 100 người, nhằm bảo đảm khả năng tuần tra Biển Hoa Đông trước năm 2032.
"Nhật Bản coi Trung Quốc là mối đe dọa tới lợi ích trên biển và toàn vẹn lãnh thổ, cụ thể là đảo Okinawa và nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Việc triển khai thêm tàu tuần tra tới khu vực này là thông điệp gửi tới Bắc Kinh, cho thấy Tokyo sẵn sàng gây áp lực và bảo vệ chủ quyền của mình", Je🐼ff Kingston, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc đại học Temple tại Mỹ, nhận xét.
Nhật Bản dường như đang phải chật v♎ật để theo kịp với hoạt động quân sự của Trung Quốc tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Hải quân, không quân Trung Quốc nhiều lần điều tàu chiến, tàu tuần t꧙ra, máy bay các loại áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, buộc Nhật triển khai lực lượng giám sát và ngăn chặn với tần suất ngày càng tăng. Sức ép tăng lên sau khi Trung Quốc đơn phương lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, chồng lấn với ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc.
"Trung Quốc đang tìm cách vượt mặt Nhật Bản để trở thành cường quốc hàn🗹g đầu trong khu vực. Một phần trong nỗ lực đó là việc tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng như thể hiện khả năng kiểm soát khu vực mà không gây xung đột quân sự với Nhật Bản", viện nghiên cứu RAND có trụ sở tại Mỹ viết trong báo cáo công bố hồi cuối năm ngoꦺái.