"Chúng tôi đã phản đối mạnh mẽ qua các kênh ngoại giao cả ở Tokyo và Bắc Kinh, yêu cầu họ ngừng tìmꦬ cách áp sát tàu cá Nhật Bản và nhanh chóng rời vùng biển chủ quyền của Nhật Bản. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận những đ📖ộng thái như vậy", Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Katsubonu Kato cho biết hôm 8/2.
Phát biểu được đưa ra sau vụ hai tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong vùng biển gần nhóm đảo tranh chấp S♊enkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông vào sáng sớm 6/2. Bộ Chỉ huy Cảnh sát biển Vùng 11 của Nhật Bản cho biết nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc hướng mũi về phía hai tàu cá Nhật Bản trong khu⛎ vực, dường như tìm cách tiếp cận chúng.
"Các tàu cảnh sát biển Nhật Bản đã liên tiếp yêu cầu họ rời ꦦđi, đồng thời bảo đảm an toàn cho tàu cá", ông🍸 Kato nói thêm.
Hai tàu hải cảnh khác của Trung Quốc, trong𒁏 đó một chiếc trang bị pháo, cũng hoạt động tại khu vực giáp vùng biển Nhật Bản tuyên bố chủ quyền quanh nhóm đảo tranh chấp.
Đây là lần đầu tiên tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư sau khi Luật Hải cảnh được Trung Quốc thông qua có hiệu lực từ ngày 1/2. Luật này cho phép hải cảnh Trung Quốc được nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài mà Bắc Kinh cho là "hoạt🤡 động trái phép" trong vùng biển nước này tuyên bố chủ quyền.
Tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuất hiện quanh nhóm 🍸đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt mục tiêu đưa nước này trở thành "cường quốc hàng hải". Hải cảnh Trung Quốc từ đầu năm đã bốn lần áp sát nhóm🐼 đảo tranh chấp, khiến chính phủ Nhật phải thành lập tổ công tác đặc biệt tại văn phòng thủ tướng để phân tích tình hình.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi cuối tháng 1 điện đàm với Thủ tướn🌸g Nhật Bản Yoshihide Suga, tái khẳng định "cam kết kiên định" của nước này trong việc bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư theo hiệp ước an ninh giữa hai nước.
Vũ Anh (Theo AFP)