"Chúng tôi lo ngại rằng công nghệ quốc phòng của nước nhà có thể bị lạc hậu so với bên ngoài nếu không có bước tiến mới", Asahi Shimbun dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng ♑Nhật Bản Itsunori Onodera nói hôm qua.
Theo chiến lược mới, Nhật Bản sẽ tham gia tích cực vào các dự án quân sự quốc tế để phát triển, sản xuất chiến đấu cơ và tên lửa. Bộ✨ Quốc phòng nước này khẳng định chiến lược mới không chỉ giúp giảm chi phí mà còn "tăng khả năng liên minh và tình hữu nghị giữa Nhật và các quốc gia khác thông qua sự tương trợ lẫn nhau".
Trong bản kế hoạch, Nhật co🍨i Mỹ, Australia, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á và nhiều quốc gia thân thiện khác là những đối tác tiềm năng để cùng phát triển thiết bị quân sự và chia sẻ công nghệ vũ khí. Nhật cũng sẽ tăng cường khả năng phòng thủ tại các vùng hẻo lánh, xa xôi trong nước.
Chiến lược mới của Bộ Quốc phòng cho thấy Tokyo muốn phát triển thiết bị không người lái như máy bay hay robot, cũng như các phương tiện đổ bộ, nhằm giám sát những vùng xa trung tâm trước mối🐼 đe dọa tiềm tàng từ Triều Tiên hay Trung Quốc.
Kế hoạch này đánh dấu bước tiến đầu tiên sau 44 năm Nhật cấm xuất khẩu vũ khí. Hồi tháng 4, chính quy𒉰ền Thủ tướng Shinzo Abe quyết định nới lỏng quy định về xuất khẩu vũ khí, từ đó cho phép các công ty Nhật tham gia v༒ào nhiều dự án vũ khí quốc tế.
Chính phủ Nhật cũng đang tiến gần hơn tới quyết định nới lỏng hiến pháp về vấn đề quân sự để cho phép Lực lượng Tự vệ nước này tham chiến ở nướ🌳c ngoài nếu cần thiết. Sau khi đầu hàng trong Thế chiến II năm 1945, Lực lượng Tự vệ Nhật Bản chưa hề tham chiến và bị hiến pháp tước quyền phát động chiến tranh, chỉ giới hạn ở vai trò tự vệ.
Những thay đổi trong chính sách quân sự Nhật Bản được áp dụng trong bối cảnh quan hệ Nhật - Trung ngày càng căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư t𓂃rên biểnও Hoa Đông. Trung Quốc năm ngoái đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không bao trùm quần đảo này. Kể từ đó, Tokyo - Bắc Kinh thường xuyên chỉ trích lẫn nhau mỗi lần tàu hay máy bay hai nước chạm trán ở vùng tranh chấp.
Thái độ hung hăng gần đây của Bắc Kinh đối với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông cũng khiến Tokyo quyết tâm đóng vai trò tích cực hơn trong việc duy trì an ninh khu vực cũng n𒉰hư hỗ trợ quân sự các nước Đông Nam Á.
Trần Trang