Công ty Six Create ở tỉnh Okyaman, phía tây Nhật Bản, bị cấm nhận thực tập sinh kỹ thuật trong 5 năm tới theo quyết định phạt hành chính do Cơ quan𒐪 Di trú và Bộ Lao động nước này ban hành hôm 18/2.
"Các hành vi vi phạm nhân quyền với thực tập sinh kỹ thuật không được phép xảy ra tại Nhật Bản", Bộ trưởng Tư pháp Yoshihisa Furukawa nói trong cuộc họp báo ở Tokyo hôm qua, nhấn mạnh chính phủ sẽ💞 xử lý nghiêm khắc nếu xuất hiện các trường hợp tương tự trong tương lai.
Cơ quan 🐎di trú thừa nhận "các hành vi vi phạm nhân quyền, t🐼rong đó có hành hạ người khác" đã diễn ra tại công ty Six Create, nhưng từ chối tiết lộ chi tiết.
Thực tập sinh người Việt, 41 tuổi, tới Nhật vào mùa thu năm 2019 và bắt đầu bị hành hạ khoảng một tháng sau, tới mức từng bị gãy xương. Video cho thấy anh bị đồng nghiệp đấm đá🌳, dùng ch๊ổi đánh vào đầu và thân thể, mắng chửi vì không nói chuẩn tiếng Nhật.
Anh này đã yêu cầu công ty xây dựng và côn🌞g ty môi giới xin lỗi, bồi thường. Cơ quan di trú đang cân nhắc khởi tố hình sự với những đồng nghiệp đã hành hạ người đàn ông Việt, cũng như khởi kiện công ty môi giới lao độꦏng có trụ sở tại Okayama.
Tháng trước, thực tập sinh người Việt cho hay không dám trình báo suốt hai năm vì sợ bị trả thù. "Tôi sợ nhất là không được làm việc ở công ty nữa và bị đuổi về Việt Nam", anh nói. "Tôi rất sợ hãi và hoảng loạn, không biết nên ꦓlàm gì".
Hơn 350.000 thực tập sinh hiện sống tại Nhật Bản theo các chương trình do nhà nước t♊ài trợ đã được duy trì nhiều thập kỷ. Mục đích của chương trình là hỗ trợ người lao động nước ngoài học tập kỹ năng trong các lĩnh vực như nông ngh👍iệp, xây dựng và chế biến thực phẩm ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, giới phê bình cho biết một số chủ lao động đã lợi dụng chương trình này để tìm nguồn nhân công giá ღrẻ, khiến các thực tập sinh có nguy cơ bị bóc lột và lạm dụng. Theo một báo cáo năm ngoái của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Nhật "đã không buộc các nhà🗹 tuyển dụng và chủ lao động phải chịu trách nhiệm về hành vi lạm dụng lao động và lao động cưỡng bức".
Hồng Hạnh (Theo Japan Times)