Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Quốc tế Nam Sài Gòn ngày 1/4 khi đã bị suy thận cấp, viêm phổi, phù toàn thân, xuất huyết t꧂ừng mảng trên vùng đùi và ngực đang hoại tử nặng.
Từ tiền sử bệnh nhân vài ngày trước đã thịt lợn bệnh, tay có các vết xước, bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng huyết, suy đa tạng do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Bác sĩ Hồ Thanh Lịch, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc cho biết bệnh nhân được khẩn cấp xử lý lọc thận và dùng kháng sinh đặc hiệu, sau đó tiến hành cắt bỏ da bị hoại tử để tránh nhiễm trùng các khu vực l🐬ân cận.
"Bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn diễn tiến rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời có thể biến chứng nghiêm trọng như suy đa tạng, trụy tim mạch, viêm màng não, xuất huyết và hoại tử toàn thân, khả năng tử v⭕ong cao", bác sĩ Lịch phân tích.
Sau hơn 10 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, phục hồi thậ🍃n, tiểu tốt, có thể tự thở.
Vùng da ở vùng sau hai 🉐đùi bị hoại tử rộng nên𝄹 sau khi cắt lọc da phải điều trị tích cực, đến khi ổn định mới phẫu thuật ghép da. Da cấy ghép được lấy từ thân ở đùi trước. Hiện phần da được ghép đã ổn, bệnh nhân hồi phục tốt và có thể xuất viện.
Theo bác sĩ Lịch, liên cầu lợn là loại vi khuẩn thường trú ở hầu họng lợn và có thể gây bệnh cho người nếu tiếp xúc trực tiếp. Thói quen 💃của nhiều người ăn tiết canh, thịt sống mang nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Trường hợp bệnh nhân này, vi khuẩn liên cầu có thể đã xâm nhập vào cơ thể từ những vết xước trên tay.
Bệnh ban đầu thường có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, đi ngoài... nên người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và nhập viện khi bệnh đã chuyển nặng với một loạt biểu hiện nguy kịch như suy hô hấp, suy đa tạng, sốꦿc nhiễm khuẩn, nguy cơ tử vong rất cao.
Không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau🌱 khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín, không ăn thịt lợn ốm, chết. Khi tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, giết mổ, tiêu hủy, nên có các phương tiện phòng hộ.