Chị Hoàng Thị Diệu (Bình Dương) - mẹ bé cho biết con sốt nhẹ, nổi mụn nước ở mặt, lưng, bụng, kèm ngứa và quấy khóc. Đi khám, bé được bác sĩ chẩn đoán mắc thủy đậu, ngu♛yên nhân có thể do tiếp xúc với viruඣs từ mụn nước zona bị vỡ của người giúp việc.
Mẹ chồng chị Trần Hải Duyên (Tiền Giang) cũng mắc zona thần kinh và lây thủy đậu cho cháu nội 10 tháng tuổi hồi tháng 4. "Mẹ tôi mắc zona đến ngày thứ 5 thì các bọng nước vỡ ra. Nghĩ r🌸ằng đã khỏi bệnh, bà vẫn chăm sóc cháu. Vài ngày sau con nhiễm thủy đậu", chị Duyên kể.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp 🐷tính do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc ꦺY khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết nhiễm thủy đậu từ người mắc zona thần kinh không hiếm gặp nhưng ít được biết đến.
Theo bác sĩ Chính, bệnh nhân zona (giời leo) thường bị các bóng nước kèm ngứa, đau,🐻 nóng, rát. Các bóng nước này chứa virus thủy đậu, có thể lây bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch nước phát ban do bệnh zona hoặc hít phải các hạt virus phát ra từ mụn nước.
Cục Y tế dự phòng (Bộ ꩵY tế) cho biết, thông thường, bệnh nhân zona có thể lây truyền virus thủy đậu cho người thường trong một tuần ꦦmọc phát ban. Cơ thể cảm nhiễm có thể bị mắc bệnh sau khi phơi nhiễm 10-21 ngày.
Ngoài ra, bệnh có thể lây từ người mắc thủy đậu thông qua các giọt bắn đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ bóng nước thủy đậu hoặc gián tiếp thôn♔g qua việc cầm nắm các vật dụng có dính dịch tiết từ bóng nước thủy đậ❀u cũng gây nhiễm bệnh. Sau khi tiếp xúc với người bị thủy đậu, khả năng lây nhiễm có thể lên đến 90%.
Thủy đậu ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường có biểu hiện sốt, phát ban, mụn nước, phỏng rộp gây ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc. Trong một số trường hợp, thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm 🍨phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não, suy đa tạng, 🌜thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Bác sĩ Chính khuyến cáo khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà ở phòng riêng, thoáng khí, có ánh nắng mặt trời cho đến khi các ꧟nốt phỏng nước khô vảy; cho trẻ mặc quần áo vải mềm, dễ thấm mồ hôi, đảm bảo vệ sinh da để tránh bị nhiễm trùng. Trẻ cũng cần được ăn đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên món dễ tiêu, bù nước, tránh làm vỡ các nốt thủy đậu để hạn chế bội nhiễm và gây sẹo.
Khi trẻ 𝓰có các dấu hiệu như khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc xuất huyết trên nốt phỏng rạ nên đưa đến các cơ sở y tế sớm để được theo dõi và điều trị.
Hiện, Việt Nam có 3 loại vaccine phòng ngừa thủy đậu gồm Varilrix (Bỉ) tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, vaccine Varivax (Mỹ) và Varicella (H🍎àn Quốc) tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Phụ nữ trước mang thai nên tiêm vaccine.
Bệnh thủy đậu ở nước ta thường xuất hiện nhiều vào đông xuân, không khí lạnh tạo điều kiện cho virus thủy đậu sinh sôi, trong khi phản ứng miễn dịch cơ thể giảm. Để phòng ngừa mắc bệnh, ngoài tiêm vaccineཧ, mọi người cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, mặc ấm, mang khẩu trang khi đến nơi đông người, rửa tay thường xuyên và tránh đưa tay lên mắt mũi miệng, tránh tiếp xúc với người bệnh bị thủy đậu hoặc zona... Người từ 50 tuổi trở lên hoặc người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc zona thần kinh do bị các bệnh lý hoặc sử dụng các thuốc, liệu pháp điều trị gây ức chế hoặc có khả năng bị ức chế miễn dịch có thể tiêm vaccine zona thần kinh để phòng sự tái hoạt động của VZV. Theo đại diện VNVC, hiệu quả của vaccine lên đến 97% ở người từ 50 tuổi và từ 70-87 ở người từ 18 tuổi trở lên.
Diệu Thuần