"Nếu không xách roi ra là y như rằng suốt buổi nó không ăn miếng nào. Thằng này 𓆉rất nghịch, nhưng lại nhát đòn, nên phải trị bằng cách này. Vài lần không ăn bị đá꧃nh đau nên giờ chỉ cần giơ roi lên là nó há miệng ngay", chị Xuyến (Kim Giang, Hà Nội) giải thích.
Con trai𒐪 đầu lòng hay nhõng nhẽo, lười ăn, vợ chồng chị Xuyến từng nhiều phen căng thẳng. Bản thân chị ban đầ꧑u không đồng tình với cách do chồng nghĩ ra là phải đánh nếu con không chịu ăn, nhưng sau này thấy dùng các cách khác, từ dỗ dành tới đổi món vẫn không ăn thua, nên đành tặc lưỡi.
"Hễ thằng nhóc sút cân là ông bà trách móc, bao người hỏi hanℱ, mình cũng xót x🐟a, áp lực lắm. Biết dùng roi vọt để con ăn là không tốt nhưng vẫn cứ phải làm", chị Xuyến giải thích.
Mấy ngày qua, cộng đồng phẫn nộ sau khi xem clip cảnh bạo hành trẻ em tại trường mầm non tư thục Phương Anh, với những hình ảnh cô giáo liên tục đánh tát vào ꦐmặt nếu trẻ nuốt cháo chậm, dùng tay đè chặt toàn thân để đút sữa vào 😼miệng trẻ... Thực tế, trong các gia đình Việt, không ít ông bố bà mẹ cũng sử dụng bạo lực, đòn roi để ép con ăn.
Dù🥂 cũng xót xa mỗi lần nhìn con gào khóc khi ăn 🅺cháo hay bị bà giúp việc bóp mũi cho nuốt nhanh, nhưng vợ chồng anh Toàn (Nguyễn An Ninh, Hà Nội) vẫn ủng hộ cách này vì muốn con ăn được nhiều.
Bé gái nhà anh Toàn vừa tròn 10 tháng tuổi. Ở nhà, việc cho bé ăn do bà giúp việc đảm nhiệm. Vì con lười ăn nên bà lu🍌ôn phải ép. "Nó khóc càng dễ đút thìa, không nuốt thì bóp mũi. Nhờ thế hôm nào cũng hết bát cháo nên con không bị còi, chứ hai vợ chồng cho ăn ﷽thì được vài thìa là con bé nhất định ngậm miệng", anh kể.
Có dịp bà gi🅠úp việc về quê mấy ngày, vợ chồng anh Toàn thay nhau đút nhưng con nhất định không chịu há miệng, ép thì con ಌkhóc nôn hết thức ăn. Từ đó, hai vợ chồng càng giao phó hẳn việc cho con ăn cho osin.
Nhiều lần nhìn chị Bình (Yên Hòa, Hà Nội) cho con ăn, hàng xóm k𝄹hông khỏi ái ngại. Từ khi chồng theo bồ, bỏ mặc một mình chăm hai con gái, chị Bình hận đời, dễ nổi xung. Mỗi lần cho con gái thứ hai mới 9 tháng tuổi ăn, chị thường vằn mắt quát tháo, có khi tát bốp vào mặt nếu con ngậm chặt miệng, lắc đầu.
"Có lần con bé 𓂃nôn ra, thấy mẹ nó hứng bát rồi sau đó xúc cháo đó cho con ăn tiếp, mình phát ghê, góp ý thì bà ấy quát là 'công đâu đi nấu lại, không ăn thì chết đói'. Thương cháu nhưng cũng không dám làm gì", cô em gái chị෴ Bình kể lại.
Theo thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT (Kim Mã, Hà Nội), tình trạng cha mẹ, người nhà ép con ăn khá phổ biến, và đôi khi vì ✱mong muốn con ăn nhiều, ăn hết khẩu phần, không ít người dùng các biện pháp phản khoa học như quát mắng, bóp mũi, tát, đánh...🌜 Ông còn nhớ hình ảnh một bà mẹ cầm bình sữa đầy, cạy tay đứa con một tuổi đang bịt miệng, lắc đầu. Bà mẹ vằn mắt quát bắt con uống, chỉ chăm chăm nhìn xem bình sữa vơi đi bao nhiêu chứ không quan tâm đến đứa con mặt nhăn nhó, nước mắt ngắn dài.
"Trẻ còn nhỏ, yếu ớt và không biết chống cự bằng cách nào ngoài việc mím môi, lắc đầu, kêu khóc, 🥃thậm chí nôn trớ. Một số trẻ, sau thời gian bị ép ăn phản ứng quyết liệt bằng cách nhất định không mở miệng, hay chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn là đã nôn, giãy giụa", nhà tâm lý nói.
Ông cho biết, trung tâm từng tiếp nhận một trường hợp điển hình như vậy. Đó là một bé trai 3 tuổi, bị bố mẹ luôn ép ăn bằng cách quát nạt, đánh và bé sợ ăn tới nỗi ngậm chặt miệng, suốt nhiều ngày liền không chịu ăn gì, hễ bố mẹ mang thức ăn tới là nôn mửa. Cuối cùng, bố mẹ trẻ đành đưa con đến bệnh viện, các bác sĩ phải cho trẻ ăn qua đường xông dạ dày một thời gian, sau đó hướng dẫn người nhà tập cho trẻ ăn tất cả mọi thứ dưới dạng xay lỏng, cắm ốnꩵg hút uống. Sau 7 tháng ròng rã, vừa kết hợp việc ăn uống lỏng từng chút một đến dùng liệu phápꦇ tâm lý điều chỉnh, trẻ mới bắt đầu ăn uống trở lại như bình thường.
Theo thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn, khi ăn uống trong tình trạng căng thẳng, dịch vị dạ dày của trẻ không tiết ra, nếu thức ăn có đưa vào bụng cũng không được tiêu hóa nên trẻ vẫn không tăng cân, phát triển tốt như bố mẹ mong muốn. Sự sợ hãi hoảng loạn cũng làm tiêu hao năng lượng của trẻ. Chẳng hạn, bình thường trẻ chỉ cần ăn một báo cháo là đủ nhưng khi sợ♚ hãi, chống đối, số năng lượng tiêu hao nhiều hơn, kết hợp với việc trẻ không ăn được nhiều, càng làm sự phát triển chậm lại. Và vòng luẩn quẩn ép ăn - sợ ăn - ăn ít - còi - ép ăn cứ tiếp diễn mãi.
Nhiều bố mẹ đưa ra lý do có vẻ chính đáng cho việc ép con ăn bằng mọi cách. Chẳng hạn, nhiều người trước kia vì hoàn cảnh phải ăn uống kham khổ nên giờ muốn con cái được đầy đủ hơn, nhất là khi thấy con chậm tăng cân, có thể hình kém các trẻ cùng trang lứa... Ngoài ra, nhiều bà mẹ không có thời gian, vừa phải đi làm, vừa lo việc nh🐻à, chăm con ăn... nên càng stress khi con lười ăn và dễ nổi nóng, đút cho con ăn bằng thái độ phản khoa học.
"Thực tế, việc ép trẻ ăn n൩hư vậy chỉ đảm bảo sự an tâm cho người lớn. Phụ huynh làm vậy là chỉ lo con suy dinh dưỡng về mặt thể chất mà không quan tâm trẻ có thể 'suy dinh dưỡng' về tâm hồn, tình cảm nếu luôn sợ hãi, căng thẳng khi ăn", ông Chuẩn chia sẻ.
Ông cho rằng, theo bản năng sinh tồn, trẻ đói là phải ăn, chỉ cần bố mẹ điều ch🐷ỉnh một chút, chẳng hạn chế biến hợp khẩu vị, hợp độ tuổi con, tạo điều kiện cho trẻ vận động nhiều, tiêu hao năng lượng... là ổn.
Thạc sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết thêm, thông thường trước các món ăn, con người sẽ có cảm giác thèm, rồi tiết dịch vị từ đó kích thích việc ăn 🅷ngo𝐆n. Khi bị ép ăn, trẻ sẽ cảm giác sợ thức ăn, không muốn ăn. Người ép thường muốn trẻ ăn được nhiều, ăn nhanh, và khi đó trẻ không kịp nhai, không cảm nhận được mùi, vị của thức ăn. Sự ức chế tinh thần khiến dần dần bữa ăn trở thành một hình phạt, sự hành xác chứ không phải là thú vui với trẻ.
Ngoài ra, ép trẻ ăn tới mức bé gào khóc, hay bóp mũi để trẻ nuốt nhanh rất nguy hiểm vì làm bé dễ bị sặc, thức ăn có thể chui vào đường thở, làm trẻ ngạt💜, thậm chí tử vong.
Theo bác sĩ, khi trẻ biếng ăn, thay vì ép con, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, từ đó tìm cách khắc phục phù hợp. Nhiều bé không muốn ăn vì thức ăn chế biến không hợp khẩu vị, nhàm chán, trẻ ăn vặt ngang dạ hay có bệnh lý hoặc thiếu vi chất nào đó. Hãy kích thích trẻ ăn ngon bằng cách đổi món 💟thườ🌃ng xuyên, tạo các món ăn nhiều màu sắc, bắt mắt, động viên trẻ bằng không khí vui vẻ. Trong một số trường hợp có thể đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra cụ thể, kê đơn nếu cần bổ sung vitamin khoáng chất để kích thích chuyển hóa trong cơ thể.
Vương Linh