Sáng 15/6, bé trai được bố và bà đưa đến trạm y tế phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. Các cán bộ y tế khá bất ngờ khi bé đã 11 tháng tuổi nhưng vẫn chưa tiêm đủ 3 mũi văcxin 5 trong 1 Quivaxem (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib). Trong khi đó lịch tiêm đủ các mũi này là trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi; đến 9 tháng trẻ sẽ được tiêm m🐎ũi sởi đơn.
Một số bé 11 tháng tuổiඣ mới tiêm mũi sởi đầu tiên, trễ hai tháng so với lịch. Nguyên nhân là đến lịch tiêm t𓆏hì trẻ ốm, hoặc bố mẹ quên nên lỡ mất lịch tiêm chủng của con.
Tình trạng trẻ tiêm không đúng lịch cũng xảy ra tại xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin, Đăk Lăk. Bác sĩ Trần Thị Thanh Vân, Trạm trưởng Trạm y tế xã Hòa Hiệp cho biết, tỷ lệ tiêm chủng tại đây trên 90%, tuy nhiên tỷ lệ tiêm không đúng lịch cao, đặc biệt tại hai buôn khó khăn. Nguyên nhân một phần do ý thức của đồng bào dân 🌃tộc còn hạn chế, nhà ở cách quá xa điểm tiêm chủng, có buôn cách 14 km; đi lại khó khăn nhất là mùa mưa ngập lụt. Có gia đình bận đi làm nương, làm rẫy khó đưa con đi tiêm chủng
Đăk Lăk ở vị trí trung tâm của Tây Nguyên. Tỷ lệ💃 tiêm chủng đạt ở mức cao trên 95%, nhưng vẫn còn nhiều vùng khó khăn. Vì thế, nhằm nâng cao nhận thức của các cha mẹ về việc đưa con đi tiêm đủ, đúng lịch, mittinh hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng năm nay diễn ra ở Buôn Ma Thuột.
Phát động tại lễ mittinh sáng 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tỷ lệ tiêm chủng hiện đạt hơn 95% ở toàn quốc. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng trẻ không 🧸được tiêm chủng đầy đủ, tiêm muộn, chủ yếu tại một số huyện miền n🎉úi, vùng sâu xa.
ꦐ Thứ trưởng mong muốn cha mẹ bảo vệ trẻ trước những bệnh ♚truyền nhiễm nguy hiểm bằng cách đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Bà Satoko🎉 Otsuki, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho rằng Việt Nam đã đạt đư🍸ợc nhiều thành công trong công tác tiêm chủng nhưng “không bao giờ được chủ quan lơ là”.
“Nguy cơ xảy ra dịch d🌜o bệnh t🎀ruyền nhiễm mặc dù có văcxin phòng ngừa như sởi và ho gà, do tận dụng những khoảng trống thậm chí rất nhỏ trong tiêm chủng”, bà Satoko Otsuki nói.
Tiêm chủng là biện pháp quan trọng⛦ nhất dự phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việt Nam đang nỗ lực loại trừ bệnh sởi, khống chế bệnh rubella.