Xung quanh câu hỏi "ai dạy trẻ con?" đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận trên VnExpress, nhiều độc giả cho rằng các bậc cha mẹ ngày nay thiếu kỹ năng "làm bạn" cùng con khiến họ không biết lúc nào chúng thật sự cần trợ giúp, và trợ giúp cái gì, như thế nào là đúng và đủ:
Rất nhiều phụ huynh cả ngày nói yêu con, nhưng khi hỏi chúng có thái độ và hành vi bất thường không? Con đã dậy thì chưa? Con có ngư🀅ời yêu chưa... thì họ im lặng hoặc khó trả lời và vì chẳng biết gì cả. Các phụ huynh đó để con "tự bơi" trong "giông🍨 bão" và cám dỗ mà không có "la bàn" và "phao cứu sinh". Họ không biết lúc nào con thật sự cần trợ giúp, và trợ giúp cái gì, như thế nào là đúng và đủ.
Còn một số người thì chăm theo kiểu "cậu ông trời" hay kiểu "cai ngục canh tù". Bố mẹ dạng này "lớn" thay con, không cho con có đủ không gian để phát triển. Những người này đều thiếu kỹ nă🅺ng làm bạn cùng con. Họ chỉ có một vai diễn duy nhất khi đối diện với con là phụ huynh. Họ không biết cách lắng nghe, quan sát và học hỏi từ những thái độ và hành vi của con họ. Mà nguyên nhân lại chính là vì họ không biết cách quan sát, lắng🔥 nghe và học hỏi từ chính những thái độ và hành vi của họ.
Hãy thực tập lắng nghe và quan sát (mà không phán xét, so sánh) những cảm xúc, những "càm ràm" (độc thoại và đối thoại nội tâm) của chính mình, bạn sẽ học được cách lắng nghe và quan sát người khác, sẽ học được thế nào là thật sự quan tâm và yêu th🌞ương. Và khi làm được điều đó, bạn sẽ giúp con phát triển thành một người hoàn thiện. Con sẽ là chính con, không phải là bản sao của ai cả.
Bản thân em là một học sinh lớp 11, em chưa bao giờ được bố mẹ đăng ký cho một lớp học ngoại khóa nào, kể cả trong hè và em cũng cಌảm nhận được kh♚oảng cách giữa thế hệ giữa em và bố mẹ là không nhỏ. Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi phải ứng xử sao với chính con cái của mình thì câu trả lời là hãy dạy cho con cái và chính bản thân cách tôn trọng lẫn nhau. Thực ra, nói là bố mẹ lắng nghe con hay con nghe lời bố mẹ nhưng theo quan điểm của em, bố mẹ và con cái chưa bao giờ thật sự lắng nghe và lắng đọng được lời nói từ cả hai phía. Em nghĩ đó chính là nguyên nhân gây ra khoảng cách thế hệ.
Một câu hỏi nghe chừng đơn giản và trả lời cũng đơn giản: "Ai dạy trẻ con?". Người lớn dạy chứ còn ai vào đây nữa. Tiếc rằng, nhiều người lớn bây giờ mải lo kiếm tiền nên phó mặc cho thầy cô. Thầy cô chỉ lo dạy chữ, lo thi đua để đạt nhiều thành tích, còn bao nhiêu thời gian để dạy các cháu làm người. Tại sao tỷ lệ trẻ em hư bây giờ nhiều hơn ngày xưa, có phải ngày xưa t🔜rẻ em được ông bà cha mẹ luôn quan tâm dạy dỗ từ nhỏ đến lớn, dạy từ cách ăn, cách nói, cách đi đứng, chào hỏi người lớn.ಞ.. nên ít hư hơn?
Quan trọng là chúng ta tạo nền tảng gì cho con cháu chúng ta ngày nay, các cháu tiếp thu được những gì trong gia đình, nơi trư🐈ờng học hay ở những nơi mà chúng ta cho các con em ta tiếp xúc? Đó có phải thật sự là một cuộc đào luyện nâng đỡ tinh thần, cải thiện đời sống nội tâm lẫn những kỹ năng mềm ở bên ngoài không? Hay chúng ta đang cho các con cháu chúng ta chơi đu quay, hết một vòng lại đi xuống và ngày qua tháng lại cứ lặp đi lặp lại như vậy. Khi nào chính chúng ta tự tu thân, tích đức cho bản thân thì hẵng nói đến chuyện tề gia, trị quốc và bình thiên hạ.
Ngày xưa bố mẹ còn ít quan tâm con hơn bây giờ, vì nhà ai cũng nghèo, phải lo꧅ kiếm ăn. Tuy nhiên, trẻ con ít trầm cảm vì không có nhiều phương tiện giải trí và lo học "nhồi sọ". Hết giờ học là tụ tập chơi quay, khăng, om cá chọi... Hè được nghỉ trọn 3 tháng lại qua họ hàng, về quê chơi... nói chung tương tác thực tế nhiều hơn trẻ con ngày nay.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Thành Lê tổng hợp