Phát biểu trong phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội chiều 31/10, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề xuất nên nghiên cứu đổi giờ học, giờ làm lên 8h30 ⛦hoặc 9h, nghỉ trưa trong 60 phút.
Đánh giá về đề xuất này, ô♏ng Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho rằng việc thống nhất giờ làm việc của công chức, viên chức trong cả nước là khô𒊎ng khả thi vì khí hậu các vùng miền khác nhau. Miền Trung, miền Nam lúc 7h trời đã nắng nóng nên công chức có thể làm việc sớm hơn các tỉnh phía Bắc. Người dân nông thôn thường dậy sớm từ 5-6h, có thể đến cơ quan hành chính liên hệ công việc từ 7h sáng nên việc đơn vị hành chính làm việc từ 8h30 là không hợp lý.
Ông Hiểu đề nghị nên để các địa phương tự quy định giờ làm việc cho công chức, viên chức, như Hà Nội có thể quy định nhiều khung giờ làm việc để tránh ùn tắc vào cao điểm. Các địa phương cần lấy ý kiến của người dân, công chức hoặc thông qua HĐND các cấp để nghꦗiên cứu giờ làm việc phù hợp.
"Để tránh xáo trộn đời sống người dân, chúng ta chưa nên bàn việc đổi giờ làm việc cho công chức vào thời điểm này. Sau 10-20 năm𓂃 nữa khi đời sống kinh tế xã hội thay đổi mới nên tính toán lại vấn đề này", ông Hiểu nói.
Chuyên gia lao động Hà Đình Bốn cũng đồng tình với ông Ngọ Duy Hiểu và đề nghị "Quốc hội nên giao Chính ph𝐆ủ quy định giờ làm việc theo từng địa phương, không nên quy đị♛nh cứng trong Bộ luật Lao động".
Ông Vũ Qua🍌ng Thọ, nguyên Viện trưởng Công nhân Công đoàn Việt Nam, cũng cho rằng thời gian làm việc cho công chức, viên chức bắt đầu từ 7h30 hoặc 8h là hợp lý. Giờ làm lúc 8h30 chỉ thích hợp đối với các tổ chức quốc tế. Thời gian nghỉ trưa nên kéo dài ít nhất 1,5 giờ để viên chức có đ♍ủ thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.
Ngoài ra, ông Thọ đề xuất các c💝ơ quan hành chính đặc thù ☂có thể linh động tùy thuộc công việc, như bộ phận tiếp dân có thể làm việc sớm hơn.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cũng đánh giá thờ🦹i gian làm việc với công chức từ 8h30 như đề xuất của đại biểu Cảnh là chưa hợp lý. "Ở nhiều nước, thời gian làm việc từ 9h là do khí hậu lạnh, Việt Nam là khí hậu nhiệt đới nên giờ🦄 làm việc cần sớm hơn", ông Quyền nói.
Tuy nhiên, trái với các chuyên gia khác đề nghị giao địa phương quy định giờ làm việc phù hợp đặc thù thời tiết, ông Nguyễn Văn Quyền cho rằng, quy định giờ làm việc cần thống nhất👍 giữa các địa phương để đảm bảo liên thông giữa các cơ quan h🍌ành chính từ trung ương đến địa phương, nếu không sẽ không phát huy được hiệu quả công tác giữa các cơ quan.
Hiện nay, theo tờ trình của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về dự thảo Bộ luật Lao động, 🐈phương án một là giao Chính phủ quyꩵ định giờ làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước.
Đối với cơ quan nhà nước cấp trung ương và các đô thị lớn là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút. Đối với cơ quan nhà nước ở địa phương thì thống nhất giờ làm việc mùa hè và mùa đô♏ng theo điều k🅘iện địa lý.
Phương án 2 của tờ trình được giữ như hiện hành. Theo đó, ꦜthời gian làm việc không quy định trong Bộ luật Lao động mà nêu tại các văn bản hành chí💖nh; đối với các bộ do Thủ tướng quyết định; đối với UBND và các cơ quan chuyên môn do Chủ tịch tỉnh quyết.
Hiện nay, tại TP HCM, khung giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước l🐠à buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h đến 17h. Tại Hà Nội, khung giờ làm việc của các cơ quan hành chính buổi sáng từ 8h đến 12h và buổi chiều từ 13h đến 17h.
Khi đề xuất đổi giờ làm trong phiên thảo luận chiều 31/10, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho biết ông xem trên🅠 VnExpress, khảo sát ý kiến hơn 23.000 bạn đọc ꦍvề thời điểm bắt đầu giờ làm việc thì 14% chọn 7h30, 33% chọn 8h và 53% chọn 8h30. Qua đó cho thấy có nhiều sự ủng hộ với đề xuất đổi giờ học, giờ làm nên ông đề nghị Chính phủ nên xem xét vấn đề này.
Theo ông Cảnh, Việt Nam đang dùng giờ làm việc của thời kỳ còn là nước nông nghiệp để áp vào các đô thị đang phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch là không phù hợp. "Đi học, đi làm muộn hơn, nghỉ trưa ngắn sẽ đem lại lợi ích về giao thông, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệuꦚ quả sử dụng giờ làm và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế ban đêm", ông Cảnh khẳng định.