Theo Ruptly, nhóm nhà hoạt động môi trường và biến đổi khí hậu Last Generation tạt sơn đồng loạt nhiều cửa tiệm sang trọng dọc theo Đại lộ Kurfurstendamm vào Ngày Trái đất (22/4). Mặt tiền của Dolce & Gabbana, Prada, Gucci, Rolex, Louis Vuitton cùng một số cửa tiệm bị vấy bẩn một màu cam.
Các nhà hoạt động được cho là đã sử dụng bình chữa cháy để thực hiện hành vi phản📖 đối những người giàu có, gửi thông điệp cho rằng "người giàu thải ra lượng khí thải carbon nhiều hơn so với người bình thường".
Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều người chê trách phản ứng của nhóm hoạt động xã hội. Họ phản biện với lập luận "tầng lớp giàu có ở Đức phải nộp thuế rất cao và đóng góp trợ cấp cho nhiều người nghèo trong xã hội". Một số ý kiến trên Twitter chỉ trích hành động này: "Rất thiếu suy nghĩ khi tạt sơn vào cửa hàng để ủng hộ môi trường", "Các nhà hoạt động tức giận và làm vậy cũng không ngăn được người ta mua hàng hiệu, tô son đâu", "Đây chỉ là cách giải tỏa bức xúc chứ không có giải pháp nào giải q❀uyết mâu thuẫn triệt để".
Sau hai ngày sự việc diễn ra, hiện phía các cửa hàng và thương hiệu chưa có phản hồi nào. Sự kiện Ngày Trái đất tổ chức lần đầu năm 1970, sau đó diễn ra thường niên nhꦬằm hỗ trợ bảo vệ môi trường. Chủ đề của năm nay là "Đầu tư vào hành tinh của chúng ta".
Gần đây, nhiều cuộc biểu tình, hành động gây rối vì môi trường xảy ra ở Đức và khắp châu Âu. Trước khi những cửa tiệm xa xỉ ở Berlin trở thành mục tiêu, các nhà hoạt động từng dán cơ thể 𝔍họ vào khung các bức tranh nổi tiếng trong viện bảo tàng Gemaeldegalerie ở Dresden, Đức hồi tháng 8/2022 để nêu quan💜 điểm về việc biến đổi khí hậu và tính thiết thực của việc bảo vệ các di sản văn hóa, nghệ thuật.
Tháng 10 năm ngoái, bức Hoa hướng dương của danh họa Van Gogh tại Phòng trưng bày Quốc gia ở London bị ném súp cà chua. Hai 🥃nhà hoạt động cho biết hành động này nhằm bày tỏ việc lạm phát, tăng giá do ảnh hưởng từ khủng hoảng dầu mỏ, nhiên liệu hiện nay. Nhiều gia đình chịu đói lạnh, thậm chí không đủ khả năng để hâm nóng một hộp súp.
Họa Mi (theo Ruptly)