Nestlé là một ví dụ khi công bố khoản đầu tư 132 triệu USD trong 2 năm tới nhằm xây dựng nhꦬà máy mới ở Đồng Nai. "Chúng tôi coi đó là tầm nhìn lâu dài. Việt Nam chính là trung tâm sản xuất của khu vực và toàn cầu", ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam khẳng định tại toạ đàm "Covid-19 và FDI: t꧒ác động và triển vọng" chiều 27/9.
Không phủ nhận những khó khăn về tăng chi phí sản xuất khi thực hiện 3 tại chỗ, đứt gãy chuỗi cung ứng trước các biện p🐽háp phòng dịch chặt chẽ, nhưng đại diện Nestlé ch🌄o rằng đây chỉ là tình thế trong ngắn hạn. Việt Nam hiện được nhìn nhận là cơ sở sản xuất hàng đầu của tập đoàn này trên thế giới. Khoản đầu tư mới sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường sản xuất, tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường châu Á, châu Đại Dương.
"Nhà máy tại Đồng Nai sẽ trở thành nhà máy xuất khẩu cà phê lớn🥃 nhất trên thế giới", ông Binu Ja🧸cob nói.
Ông C♛hoi Joo Ho, Tổng giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam cũng khẳng định, chiến lược đầu tư của doanh nghiệp không thay đổi.
"Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ cùng các địa phương khi Covid-19 bùng phát lần bốn. Việc thực hiện 3 tại chỗ đã giúp nhà máy không phải đóng cửa, các chuyên gia Hàn cũng được tạo điều kiện nhập cảnh nhanh chóng. Nhờ khắc ph🌱ục được khủng hoảng, Samsung đã liên tục đầu tư...", ông Choi nói.
Theo ông, đến hiện tại, Samsung đã giải ngân được toàn bộ vốn đầu tư đã được phê duyệt. Doanh nghiệp cũng tiếp tục mua sắm thiết bị sản♏ xuất cho 6 nhà máy và đa dạng𝄹 hoá các hạng mục sản xuất như 5G, máy tính xách tay tại Việt Nam.
"Nếu như trước đây Samsung đầu tư chủ yếu vào dây chuyền sản xuất thì tới đây, tập đoàn sẽ nâng vị thế kinh✅ doan🔴h tại Việt Nam lên tầm cao mới – trở thành một cứ điểm nghiên cứu, phát triển chiến lược trên toàn cầu", ông Choi Joo Ho nhấn mạnh. Hiện trung tâm nghiên cứu trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội đã hoàn thiện 50% và dự kiến khánh thành vào cuối năm 2022.
Gần đây, Tetra Pak, doanh nghiệp đến từ Thuỵ Điển cũng công bố đầu tư thêm 5,8 triệu USD để mở rộng nhà máy sản xuất vỏ hộp giấy 140,3 triệu USD tại Bình Dương. "Khoản đầu tư này thể hiện niềm tin của chúng tôi vào sự phục hồi của Việt Nam sau Covid-19", ông Eliseo Barcas, Tổng giám đốc doanh nghiệp nói. Hay LG gần đây cũng rót thêm 1,4 tỷ USD và൩o Hải 𒊎Phòng, nâng tổng số vốn đầu tư tại địa phương này lên 4,65 tỷ USD.
Chia sẻ thêm, bà Nguyễn Thị Bích Ng♏ọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, các nhà đầu tư vẫn đang tin tưởng vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Cơ sở cho nhận định là tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính 20/9 vẫn tăng 4,4% so với cùng kỳ 2020. "Những khó khăn dịch bệnh chỉ là tạm thời", bà nói.
Trước những lo ngại về dòng vốn FDI tại Việt Nam trong Covid-19, Giám đốc quốc gia ADB Andrew Jeffries khẳng định chỉ có một số đơn hàng được chuyển đi, cò🌃n thông ti𝓡n doanh nghiệp dịch chuyển là không chính xác.
"Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫ🍃n với FDI và tiếp tục hưởng lợi trong quá trình chuỗi cung ứng trên toàn cần đang thay đổi, sự căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, gián đoạn sản xuất ở các khu vực khác", ông nói.
Đức Minh
Trải nghiệm của bạn khi làm thủ tục hành chính, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch gần đây, như thế nào? Vui lòng để chia sẻ về những trải nghiệm đó, làm cơ sở t﷽ham vấn cho Chính phủ đưa ra chỉ đạo phù hợ🥂p để cải thiện thủ tục hành chính.
Khảo sát do Ban IV (Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), các Hiệp hội thành viên Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng và Báo điện tử VnExpress thực hiện từ ngày 24/9 đến 30/09/2021.