Hiện Việt Nam có khoảng 72.000 lao động làm việc tại Malaysia trong 2 khu vực nhà máy và công trường xây d🃏ựng. Số công nhân xây dựng chiếm khoảng 30%. Từ đầu năm đến nay, giá thép trên thế giới tăng liên tục khiến nhiều chủ đầu tư ở Malaysia phải tạm dừng hoặc thu hẹp quy mô công trình xây dựng. Mặt khác, Chính phủ nước này đang thay đổi chiến lược theo hướng giảm công trình xây dựng quy mô lớn ở thành phố mà xét thấy hiệu quả không cao để chuyển sang công trình quy mô nhỏ ở nông thôn. Những thay đổi này khiến không chỉ công nhân xây dựng nước ngoài, mà ngay cả người bản xứ cũng bị mất việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Ông Trào nhận định, phải đến hết tháng 7, tình hình ở Malaysia mới trở lại ổn định. Vì thế 4 tháng tới, sẽ còn nhiều lao động Việt Nam tại các công trường xây dựng bị mất việc, bị nợ lương. Số phải chấm dứt hợp đồng, về nước trước thời hạn cũng gia tăng. Hiện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chưa xác định có bao nhiêu người thuộc diện này vì còn phụ thuộc vào khả năng tìm việc làm mới của doanh nghiệp. Chỉ khi không có việc nàꦡo khác, lao động Việt Nam mới phải về nước.
Trước đó, ngày 2/3, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các doanh nghiệp phải tạm dừng đưa công nhân xây dựng đi Malaysia. Doanh nghiệp phải bám sát lao động ở các công trường xây dựng, bảo vệ quyền lợi của họ. Trong trường hợp lao 🌼động bị nợ lương kéo dài, không có tiền sinh sống trong thời gian tìm việc khác hoặc làm thủ tục để về nước thì doanh nghiệp phải tạm ứng tiền mua lương🎐 thực, thực phẩm cho họ. "Quan điểm của chúng tôi là cố gắng duy trì thị trường Malaysia, nâng cao chất lượng lao động, chứ không chạy theo thị phần", ông Trào nhấn mạnh.
Như Trang