Ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết trong số 40 mẫu tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có 21 mẫu rau ngót, 14 rau muống và 5 rau mồng tơi.𝐆 38 mẫu là rau sản xuất tại Hà Nội, 2 mẫu trồng ở tỉnh🅠 khác. Kết quả cho thấy rau ngót tồn dư hóa chất cao nhất.
Từ tháng 8 đến tháng♈ 12 năm ngoái, Cục An toàn thực phẩm lấy nhiều mẫu rau tại 150 quầy kinh doanh ở chợ Dịch Vọng Hậu, Long Biên, Minh Khai, Đền Lừ, La Khê, chợ đêm hợp tác xã Văn Quán... để kiểm tra. Kết quả xét nghiệm cho thấy 13 mẫu tồn dư hóa chất Carbofuran (thuốc sâu hữu cơ) vượt giới hạn cho phép 10,83%; 12 mẫu có hóa chất Cypermethrin (thuốc trừ sâu diệt ruồi, muỗi, kiến gián); 9 mẫu rau nhiễm cùng lúc cả hai loại hó🔯a chất trên.
Ông Hùng khuyến cáo: “Rau sau khi rửa sạch, nấu chín thì tồn dư thuốc hầu như không còn, tuy nhiên không nên chủ quan bởi thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc" Theo ông Hùng, quan sát bằng mắt thường thấy rau có màu sắc, hương vị lạ thì tuyệt đối không nên ăn. K💧hi mua nên chọn thực phẩm ở những cửa hàng uy tín, trước khi nấu cần phải sơ chế thật kỹ.
Thu Hiền