Ông Hồ Quốc Việt, hiệu trưởng trường THPT Nam Đàn 2, chiều 10/3 cho biết theo khảo sát gần 500 học sinh lớp 12, khoảng 60% sẽ không tham gia xét tuyển đại học. Trong đó, ở ba lớp C8, C9, C10, toàn bộ học sinh cho biết chỉ thi lấy kết quả tốt n🗹ghiệp THPT.
"Từ giờ đến khi kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra, có th♌ể một số em thay đổi ý địnওh, nhưng sẽ không nhiều", ông Việt nhận định.
Ông Việt nói tỷ lệ 💟này đã nhiều năm nay tại trường THPT Nam Đàn 2. Trường có đầu vào thấp, học sinh đã biết lực học của mình, nên xác định học nghề, đi làm trong nước hoặc xuất khẩu lao động. Những lớp mà 100% học sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp cũng có lực học đuối hơn. Ngoài ra, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi làm sớm để giúp đỡ bố mẹ.
Tương tự, tại trường THPT Tương Dương 2, hiệu trưởng Trần Đình Mạnh cho biết năm nào t🅠rường cũng ghi nhận 1-2 lớp không có học sinh đăng ký xét tuyển đại học. Các em cũng chọn học nghề hoặc xuất khẩu lao động. Trong 200 học sinh của trường, t♕ỷ lệ muốn tham gia xét tuyển đại học khoảng 40%.
Theo ông Mạ🐎nh, Tương Dương là huyệnꦬ miền núi của Nghệ An, điều kiện tiếp cận giáo dục của học sinh hạn chế hơn. Cùng với áp lực về học phí đại học, nhiều em chọn đi làm sớm.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hơn 14.100 trong🧔 số 37.000 thí sinh Nghệ An bỏ xét tuyển đại học năm 2022. Đây là địa phương có số thí sinh không xét đại học đông thứ ba cả nước, sau Hà Nội 22.100 và Thanh Hoá 15.700.
Tính về số thí sinh bỏ xét tuyển đại học trên tổng số dự thi tốt nghi🏅ệp THPT, Nghệ An cùng với Thanh Hoá cùng xấp xỉ mức 40%, Hà Nội 20%.
Từ năm 2015, Nghệ An b𒀰ắt đầu thực hiện phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh THCS và THPT; là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai việc này.
Sau nhiều năm, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An nhận định "phụ huynh, học sinh đã thay đổi nhận thức trong định hướng nghề nghiệp, không còn nghĩ vào đại học là con đường duy nhất để lập nghiệp". 𒐪Đến nay, hoạt động hướngꦆ nghiệp được đưa vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương ở Nghệ An.
Thanh Hằng