"Bệnh thận khi đã có triệu chứng thường là giai đoạn trễ", PGS.TS.BS Nguyễn Bách, Trưởng Khoa Thận Nhân tạo, Bệﷺnh viện Thống Nhất, nói tại chương trình khám sàng lọc miễn phí 1.000 người dân, ngày 15/9.
Theo bác sĩ Bách, với các nước phát triển, bệnh thận thường gặp ở người từ 60-65 tuổi trở lên, do hậu quả của tăng huyết áp, đái tháo đường. Ở Việt Nam, bên cạnh nhóm bệnh này, g༒ánh🐓 nặng còn đến từ những bệnh nhân trẻ suy thận giai đoạn cuối, nguyên nhân chủ yếu là bệnh lý cầu thận.
Bệnh lý cầu thận là một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến cầu thận🍎, bộ phận chịu trách nhiệm lọc máu trong thận. Những bệnh lý này có thể gây ra tình trạng viêm, tổn thương hoặc suy giả✅m chức năng của cầu thận, dẫn đến các triệu chứng như phù, tiểu ra protein và huyết áp cao. Một số bệnh lý thông dụng bao gồm viêm cầu thận (glomerulonephritis), hội chứng thận hư và bệnh thận đa nang.
Các bệnh lý cầu thận thường không có triệu chứng, chỉ khi tầm soát phát hiện sớm và xử lý kịp thời mới có thể ngăn diễn tiến thành suy thận mạn tính giai đoạn cuối ngay từ khi còn trẻ. Một số nước tầm soát bệnh cho tất cả 𝕴học siꦺnh từ trung học để sàng lọc bệnh, nhờ đó đã thanh toán được bệnh thận ở người trẻ.
Hiện nay, việc xét nghiệm nước tiểu tầm soát bệnh thận được khuyến cáo thực hiện hàng năm, với chi phí khoảng 150.000 đồng một lần. "Đây là chi phí có ✤thể chấp nhận được, nếu để đến giai đoạn muộn, phảꦐi chạy thận nhân tạo, số tiền điều trị rất lớn, lại kiệt quệ về sức khỏe", bác sĩ nói.
Theo PGS.TS.BS Lê Đình Khánh, Chủ tịch Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam, bệnh thận có nhiều biến chứng nguy hiểm, gây tác động lớn đến sức khỏe,🅠 chất lượng cuộc sống người bệnh cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội. Đa số bệnh diễn tiến âm thầm, khiến mọi người không nhận ra mình mắc bệnh cho đến khi diễn tiến nặng. Do đó, việc tầm soát bệnh đóng vai trò quan trọng.
Trên thế giới, bệnh thận mạn tính đã gây ra 4,6% ca tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam, hơn 8,7 triệu người trưởng thành mắc bệnh thận mạn, chiếm 12,8% dân số. Việt Nam hiện có hơn 400 đơn vị chạy thận nhân tạo vàও cung cấp dịch vụ lọc máu cho khoảng 30.000 bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối mỗi năm, song mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu của bệnh nhân cần lọc máu trên cả nước.
Theo báo cáo của Bảo hiểm Y tế Việt Nam năm 2022, chi phí thanh toán cho chạy thận nhân tạo đang đứng đầu danh sách chi trả, ước tính lên tới hơn 4.000 tỷ. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng việᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thận mạn tính, cũng như làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận, điều trị thay thế thận sẽ đem đến những lợi ích đáng kể và lâu dài về kinh tế, đồng thời làm giảm gánh nặng cho ngành y tế.
"Nếu làm tốt việc tầm soát từ lúc chưa có triệu chứng thì rất ít người phải diễn tiến suy thận cuối", bác sĩ Bách nói, thêm rằng b💯ệnh viện đang r🅷ất quá tải bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
Hiện, có ba phương pháp điều trị thay thế thận phổ biến với người suy thận giai đoạn cuối là ghép thận, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. Tùy tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, bác sĩ tư vấn phương án phù hợp để người b🅷ệnh lựa chọn.
Bác sĩ khuyến cáo khám sức khỏ🅘e định kỳ giúpꦦ phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, không để diễn tiến thành suy thận giai đoạn cuối. Đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh thận là phù, thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, da thay đổi màu sắc như nhợt nhạt, sạm, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít hơn bình thường, giấc 🧸ngủ không sâu, huyết áp tăng cao...
Để phòng ngừa bệnh thận, cần u♎ống nhiều nước, nên khởi đầu ngày mới với cốc nước 300 ml, ngay từ lúc ngủ dậy, giúp thanh lọc cơ thể. Ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn mặn. Tăng cường vận động thể lực. Tránh chất kích thích, không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu.
Cẩn trọng khi dùng thuốc, đặc biệt là các thuốc giảm đau, thuốc đôn🐼g y, thực phẩm chức năng không hợp lý... Từng có những bệnh nhân ngoài 20 tuổi không thể hồi phục chức năng 🗹thận, phải chạy thận suốt đời, do tổn thương quá nặng sau khi uống thuốc trôi nổi mua trên mạng để giảm cân.
Kiểm soát tốt các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường. K🌱hông ít người mắc những bệnh này nhưng không tuân thủ điều trị của bác sĩ, do thấy bản thân vẫn khỏe, dẫn đến biến chứng suy thận.
Dự kiến, chương trình tầm soát bệnh miễn phí sẽ được Bệnh viện Thống Nhất phối hợp tổ chức thường xuyên, tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là những người hoàn cảnh khó khăn, có điều kiꦅện kiểm tra sức khỏe. Sau chương trình, nhóm nghiên cứu của bệnh viện và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam sẽ nghiên cứu đánh giá về phổ biến của bệnh thận mạn t♏rong cộng đồng.
Lê Phương