ThS Nguyễn Diệu Thúy, Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết nhiều người cao tuổi có tâm lý sợ bệnh, ảnh hưởng tới người thân trong gia đình. Do đó, họ thường xuyên khám, tiêm chủng. Nhiều người từng sợ tiêm vaccine, song nỗi sợ bệnh tật và nằm viện lớn hơn, do đó họ chủng ngừa đều đặn để tăng đề kháng. Từ đây, ThS Thúy đánh giá người cao tuổi đã có ý thức phòn♚g bệnh tốt hơn cho bản thân và người trong gia đình.
Người cao tuổi thường chọn tiêm vaccine cúm, phế cầu vào cuối năm. Lúc này, thời tiết đã chuyཧển lạnh, khô ở miền Bắc, miền Nam vào mùa mưa ẩm, là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, lây nhiễm.
Ví dụ ông Trần Văn Thanh (67 tuổi, TP HCM) mắc tiểu đường 15 năm và đã duy trì tiêm cúm 10 năm. Trước đây, ông cho rằng bệnh cúm nhẹ, chỉ ho dai dẳ⛦ng kéo dài, nặng thì đau buốt đầu không đáng kể, khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, ôܫng mắc bệnh một tuần rồi nhập viện do viêm phổi.
"Tôi lên cơn khó thở, đường huyết tăng vọt nên phải thở oxy. Con trai lớn của tôi phải từ Singapore bay về vì sợ lỡ cha có chuyện 🍰gì. Khi bệnh ổn định, bác sĩ khuyên tôi nên chꦍích ngừa cúm cho bản thân và gia đình", ông Thanh nói.
Năm thứ hai chủng ngừa đều đặn, ông Thanh ít ho, cảm vặt, ăn uống ngon miệng hơn. Ông thườn🌸g xuyên tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh, cầu lông, không còn ♐lo lắng sẽ phải nghỉ tập luyện vì cúm như trước.
Còn vợ chồng bà Trần Thị The (70 tuổi, TP HCM) hẹn nhau tiêm vaccine vào đầu tháng 11, duy trì được 4 năm. Ông bà 🌱có miễn dịch yếu, các cơn cảm cúm thường kéo dài dai dẳng, c💯ần tiêm ngừa ngừa phế cầu và cúm định kỳ.
"Trước khi tiêm phòng, hai vợ chồng tôi mỗi lần bệnh sốt ho kéo dài những 2 tuần. Giờ, chúng tôi chỉ bệnh cũng vài ngày là khỏi, nên dặn nhau tiêm nhắc cúm mỗi năm, không đ🍒i sai ngày hẹn nào", bà The cho biết.
thường 🍒gặp quanh năm, nguy hiểm hơn ở người trên 65 tuổi. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, so với những người trẻ tuổi và khỏe mạnh, người già có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng do cúm cao hơn. Lý do là cơ thể người🍒 già đã lão hóa, miễn dịch suy giảm.
CDC Mỹ tháng 2/2023 ước tính khoảng 70-85% ca tử vong liên quan đến cúm tại Mỹ và 50-70% 𒁃ca nhập viện do cúm có độ t🦩uổi từ 65 trở lên. Cúm có thể làm tăng nặng bệnh nền như tiểu đường, hen suyễn, bệnh tim mạn tính dù được quản lý tốt.
Một nghiên cứu tại Mỹ vào năm 2020, theo dõi cúm trong năm 2010, 2011, 2017, 2018, cho thấy gần 12% bệnh nhân nhập viện gặp biến cố tim mạch cấp tính. Nghiên cứu đăng tải năm 2023 trên tạp chí Hô hấp châu Âu cho thấy viru꧙s cúm làm tăng khả năng nhiễm trùng và xuất hiện huyết khối trong cơ thể.
Do đó, nhiều chuyên gia, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo❀ người cao tuổi tiêm phòng cúm hàng ♓năm, đảm bảo khả năng bảo vệ của vaccine.
ThS Thúy cho biết vaccine là biện pháp giúp tăng miễn dịch của người già với bệnh, giảm khả năng nhập viện cũng như chi phí điều trị. Vaccine được cập nhật mỗi năm theo sự thay đổi của các chủng cúm. Vì vậy, tiêm phòng cúm c♉ần nhắc lại mỗi năm nhằm đảm bảo khả năng bảo vệ của vaccine.
Theo ThS Thúy, người lớn tuổi không cần đặt ra nguyên tắc cứ đến cuối năm mới tiêm cúm. Lý do là Việt Nam có k♔hí hậu nhiệt đới gió mùa, bệnh cúm xảy ra quanh năm, tăng mạnh khi giao mùa, chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Vì vậy, mọi người có thể chủ động chủng ngừa mọi tꦰhời điểm trong năm. Những người chăm sóc người cao tuổi cũng nên tiêm phòng để hạn chế tình trạng người lành mang trùng, vô tình trở thành nguồn lây nhiễm.
Ngoài ra, để phòng cúm, người cao tuổi nên giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, tránh tập luyện vào sáng sớm ở ngoài trời, nơi có gió mạnh. Gia đình nên chuẩn bị các bữa ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh nhà cửa, giúp người cao tuổi 🐲vệ sinh cơ thể để giữ sức khỏe tốt nhất.
Nhật Linh
Hiện, gần 150 trung tâm tiêm chủng VNVC tr﷽ên cả nước có hơn 40 loại vaccine, trong đó có các nhập khẩu chính hãng, chất lượng cao, bảo quản theo dây chuyển lạnh khép kín, kho lạnh đạt chuẩn quốc tế (GSP). Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tay nghề giỏi sẵn sàng tư vấn, áp dụng quy trình tiêm chủng an toàn, phục vụ khách hàng khi đến VNVC.
Bên cạnh đó, 20h ngày 15/12/2023, Hệ thống tiêm chủng VNVC phối hợp với báo VnExpr♒ess thực hiện chương trình tư vấn trực tuyến "Các bệnh hô hấp nguy hiểm cuối năm".
Chương trình có các chuyên gia: ThS Nguyễn Diệu Thúy, Chuyên viên Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC; BSNT Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh Hà Nội; BS Mã Thanh Phong,🀅 BS khꦺoa Nội tổng hợp, BVĐK Tâm Anh TP HCM.
Độc giả quan tâm có thể gửi câu hỏi để được các chuyên 𝐆gia giải đ🍒áp.