Ngày nay, chúng ta có thể thấy gần như ai cũng có xe máy, ai cũ🍨ng biết đi xe máy kể cả những cô, cậu học sinh. Tuy nhiên, việc họ đi đúng lu🐷ật giao thông thì ta gần như không dám chắc.
Người đi xe máy có nhiều thành phần, ꧃từ học sinh, sinh viên, các cô bác bán hàng rong, những người mưu sinh, có cả những nhân viên văn phòng, hoặc những người giàu có trong xã hội. Chỉ khác nhau ở ﷽độ nhận thức khi sử dụng loại phương tiện này.
Thực tế cho thấy nhiều người Việt đi xe máy có ý thức tham gia giao thông rất kém. Đơn giản là cái gương xe máy thôܫi, bạn có thể thấy ở Hà Nội cứ 10 người thì 7 người là không có gương xe máy đạt chuẩn và họ lấy lý do đủ các kiểu, nào là vướng víu dễ gây tai nạn, nào là nó kém sang, quê mùa, xấu xe. Vướng víu thì theo cá nhân tôi đánh giá là do cách bản thân mình đi nhiều hơn nên mới kêu nó vướng víu. Tôi thấy một số người đi xe máy rất có cái thói chen chúc, len lách, nguy hiểm hơn là len lách qua các xe lớn vốn có rất nhiều điểm mù chỉ để thoát tắc đường.
Còn lý do xấu xe, chả nhẽ hùa theo một số người, coi trọng cái đẹp chỉ để mất an toàn cho bản thân. Nhà sản xuất lắp cái gì lên xe đều có lý do của nó cả, nếu cái gương không có tác dụng thì nhà sản xuất đã chả phải tốn tiền lắp gương làm gì. Kể cả mũ ♌bảo hiểm cũng vậy, một số người chê rằng mũ bảo hiểm chuẩn nhà sản xuất gây hỏng tóc, nặng và thế là họ chọn những đôi mũ thời trang để cho tiện, k𒊎hông vì an toàn của bản thân mà chủ yếu là đối phó với cảnh sát giao thông.
Nhiều người chê lắp cái gương như cái "xẻng", nhưng cá nhân tô👍i nếu nhìn người nào mà lắp gương và đội mũ đạt chuẩn thì tôi đánh giá họ là con người vô cùng ý thức, biết coi trọng bản thân và những người xung quanh. Đơn 💞giản khi bạn sang làn mà có tín hiệu lẫn sự quan sát của gương thì đã giảm thiểu được những pha bị tạt đầu của xe khác rồi.
Thực tế nhiều người sang làn ꧋theo bản năng, bảo sao chả có tai nạn. Thật sự là nguy hiểm nếu đi đường, nhất là đi tốc độ cao vì không có gương mà ngoái đầu quan sát đằng sau, rất dễ lệ📖ch tay lái và đâm vào đằng trước.
Nếu tôi là cảnh sát giao thông mà yêu cầu 10 người đi xe máy bất kỳ xuất trình bằng lái, xin thưa rằng chắc chỉ 4 người là có bằng lái hợp lệ. Chúng ta đều biết rằng quá trình thi bằng lá💃i bây giờ rất gắt gao (phần lý thuyết có đủ cả phần đạo đức lái xe, tình huống xử lý phù hợp). Hoặc có người phản bác tôi rằng học lái xe ngày nay chất lượng chán hơn những năm 200x, ngày ấy học phải đến trường như học trung cấp nghề, học nguyên lý hoạt động của xe, vào số nguội, sang số nóng, tiến 𝐆lùi chữ chi cắm cọc, cảnh sát giao thông dạy lý thuyết, chính xác thì cỡ gần một năm mới được thi lấy giấy phép lái xe.
Có thể quá trình mình tự học lý thuyết đã giúp mình học luật giao 🔥thông bao nhiêu. Nhờ trang web gplx.gov.vn thì chuyện bằng giả tồn tại lâu dài là chuyện không thể. Chính vì không chịu học để đi lấy giấy phép lái xe nên nhiều người Việt đi xe máy tạo ra những tình huống hết sức nguy hiểm, họ tạt đầu các xe khác, phóng quá tốc độ cho phép còn không b🐎iết, đánh võng không ổn định một làn đường, đi ngược chiều chỉ vì địa điểm gần.
Đường cấm rẽ trái họ vẫn bóp còi inh ỏi thúc người đi đúng luật nhường đường rẽ trái. Leo lên cả vỉa hè để đi chỉ vì đường tắc. Đi sang đường ngược chiều để thoát tắc đường. Cố mấy giây để vượt đèn vàng, thậm chí đèn đỏ mấy giây cho nhanh. Dừng đèn đỏ tại giữa ngã tư để lúc đèn x꧂anh chỉ việc phóng đi. Dừng xe ở giữa ngã tư như thế, đi ngược chiều hay lao lên vỉa hè như thế rốt cục💟 không những không tốt lên, mà còn tạo ra tắc đường.
Ng🔜oài ra những người đi xe máy, chính mắt tôi nhìn thấy họ ra khỏi ngõ, hay rẽ một cách rất bất ngờ như chốn không người vậy. Rồi đến lúc tai nạn đổ tại số, đổ tại giao thông Việt Nam mình chán.
Các em học sinh, thậm chí mới cấp 2 đã đi được xe máy. Chưa xét đến yếu tố hợp pháp do độ tuổi, thử hỏi có bao nhiêu em chấp hành đúng luật giao thông. Thời học sinh, tôi thấy bạn bè tôi đi xe máy thật sự phải gọi là rất kém ý thức. Dù nhà trường phối hợp với công an phường/xã để tuyên truyền cho học sinh tham gia giao thông đúng luật. Nhà trường đã đưa ra hình thức kỷ luật rất nghiêm để phạt những em nào không đội mũ, không lắp gương, không biển kiểm soát. Thế mà sau khi ra khỏi phạm vi nhà trư💞ờng, mọi thứ lại đâu vào đấy. Tôi hỏi một người bạn rằng sao tháo mũ làm gì cho nguy hiểm, bạn ấy bảo là đội mũ trông nó quê mùa. Nói thế tôi cũng 💃"cạn lời".
Từ thời học sinh, các em chỉ được bố mẹ dạy cho cách để xe máy lăn bánh, không được bố mẹ dạy là đi sao để đúng luật. Và cứ như thế cho đến lúc l🉐ớn lên, các em đi theo bản năng, không theo tình huống thực tế nào. Nhiều em học sinh bảo công an không bắt biển AA (50 phân khối) đâu mà sợ hay là Hà Nội không bắt lỗi gương xe máy đâu. Nhưng xin lỗi, không có vùng cấm nào trong chuyện xử phạt vi phạm cả. Đó là do bắt cũng không xuể vì quá nhiều.
Thiết nghĩ phải có chế tài nặng hơn với những người đi xe máy vi phạm luật giao thôn🐼g. Nhưng cũng cần giáo dục lại từ khi còn là học sinh. Thiết nghĩ bố mẹ không chỉ dạy con mình cách đi xe, mà còn phải dạy con mình tham gia gi🍸ao thông đúng luật. Và mỗi người hãy tự kiểm điểm bản thân mình để tham gia giao thông đúng luật.
Độc giả An Thái