Vụ việc Nhật Bản đang truy tìm người viết tiếng Việt lên di tích qu🎉ốc gia nước này không gâജy ngạc nhiên với những người đã sống ở nước ngoài, bởi ♔họ từng chứng kiến hoặc vô tình có hành xử phản cảm.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp, tốt nghiệp thạc sỹ ngành quan hệ quốc tế tại Nhật và có 2 năm kinh nghiệm làm báo tại nước này, cho biết, ý thức bảo vệ các công trình công cộng của Nhật rất cao. Tình trạng dùng sơn vẽ bậy lên tàu, tường hay cào bẩn tại các điểm công cộng ở Nhật vô cùng hiếm. Đa số người nước ngoài đến Nhật cũng có tinh thần này. Tඣuy nhiên, khi đi du lịch qua mấy chục tỉnh của Nhật, chị đã tận mắt thấy không dưới 10 lần người ta vẽ, viết bằng tiếng Việt lên di tích. "Vì các trường hợp đó ở chỗ khuất nên người ta không làm lớn chuyện thôi", chị Diệp cho biết.
Sống tại Nhật 4 năm, chị Diệp biꦉết tới nhiều hành vi thiếu văn mi🦄nh của đồng hương ở xứ này, "đặc biệt là tình trạng ăn trộm đồ trong siêu thị, như quần áo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng rồi mang đi bán".
Tờ Kyodo của Nhật hồi tháng 4 dẫn số liệu của cảnh sát Nhật Bản, cho biết "trộm cắp trong các siêu thị và cửa hàng là hành vi phạm pháp phổ biến nhất của người Việt, với h൩ơn 2.000 vụ được ghi nhận vào năm ngoái".
Cũng theo chị Diệp, một số người Việt sang đây🤪 còn dạy nhau cách trốn vé tàu, coi như là một "chiến tích". Họ không biết rằng bị phát hiện lần đầu sẽ chỉ bị phạt nhẹ, vì được cho là lỗi vô tình, nhưng tái phạm nhiều lần có thể bị đuổi về nước.
Nhà báo Diệp cho rằng, người Việt có cách cư xử trên vì không bị trừng phạt khi thực hiện các hành vi đó khi ở trong nước. Nhiều người sang Nhật theo diện xuất khẩu lao 💝động không chịu tìm hiểu văn hoá, nguyên tắc ứng xử bản địa nên vẫn giữ thói quen tùy tiện như ở quê nhà. Điều này khiến người Việt tử tế bị vạ lây.
"Biển báo bằng tiếng Việt cấm ăn cắp ngày một nhiều. Người Việt đi làm tại đây hay bị người ta𒆙 dò xét soi mói", chị Diệp kể.
Theo chồng sang Czech sống tới nay là năm thứ 5, ♓chị Đỗ Thị Chung (quê Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, chị chưa hoàn toàn thích nghi với cuộc sống ở đây, nhưng cũng nhận ra mình cần thay đổi nếu không muốn bị "lạc loài".
Hồi mới sang, cậu con trai đầu của chị chưa đầy 2 tuổi. Vẫn theo thói quen ở Việt Nam, bé đi tới đâu là chạy huỳnh huỵc✱h, hò hét. Lúc vào siêu thị, khi nhìn những đứa trẻ Tây đi nhẹ, nói nhỏ như cha mẹ, chị dần hiểu tại sao ai cũng nhìn con mình như một em bé có vấn đề. Về sau, chị phải dạy con không được kêu la, gây ồn ào ở chỗ công cộng.
Xuất thân nông thôn, chị Chung cũng từng bất ngờ khi bị chỉ trích vì cho con đi tiểu bên đường. "Hôm đó cả nhà đi lễ hội, thằng ꦛbé còn nhỏ, nhà vệ sinh công cộng thì ở xa. Mình đã dẫn con vào một bụi cây khuất, vậy mà khi người bản xứ bắt gặp, họ nhìn mình kinh ngạc và tỏ ra tức giận", chị Chung kể. Hóa ra ở đó, trẻ nhỏ không bao giờ đi tiểu tiện bậy, các bé được rèn đi vệ sinh trước khi ra khỏi nhà, nếu ra đường thì nhất định phải vào nhà vệ sinh công cộng.
Một lần khác, chị dẫn con vào bệnh viện, bé ngứa cổ nên ho liên tục. Mọi người nhìn với ánh mắt không hài lòng, sau đó có người ra nhắc khi con ho thì cần đưa bé ra một góc riêng để trán𓆉h lan virus. "Khi đó mình cảm thấy bị phân biệt đối xử. Rõ ràng bé là trẻ con và đâu cố tình ho nh🐎ư vậy", chị Chung bày tỏ.
Tuy vậy, chị thừa nhận, sau khi sống 🎶ở Czech một thời gian, chị cũng học hỏi được cách giáo dục sao cho con tự𝓡 lập, biết tôn trọng mọi người xung quanh và giữ vệ sinh chung ở bất cứ chỗ nào.
Sau nhiều năm sống tại Berlin, Đức, chị Lê An Thanh, 38 tuổi, cho biết, nhiều khi, chị🙈 cảm thấy ngại ngùng khi𝔍 đi trên tàu thấy người Việt gọi điện thoại hoặc trò chuyện oang oang, trong khi người Đức rất nhỏ nhẹ, ngại gây phiền tới người khác. "Những người nói to bị xem là có vấn đề về thần kinh và nghiện rượu nên mới không kiểm soát được hành vi", chị Thanh kể.
Theo chị, cộng đồng người Việt tại Đức luôn được dân bản địa đánh giá khá cao về sự siêng năng, có con cái học giỏi và thà♎nh đạt, 🔯làm kỹ sư, bác sĩ, luật sư, doanh nhân... Tuy nhiên, về mặt hòa nhập lại khác. Trừ những thế hệ sinh ra tại Đức, không ít người Việt dù sống lâu tại đây vẫn cư xử theo kiểu rất khác biệt.
Một người chị Thanh quen, sang Đức từ năm 1987, nhưng tới giờ vẫn đi tới đâu là ăn to nói lớn, gặp cảnh tắc đường sẵn sàng đứng chửi rủa. Một lần đi chơi, bà này chui vào dãy hoa trong công viên để chụp ảnh, rồi tiện tay bẻ một cành tạo dáng. Cuối buổi, bà gói bịch rác lại, để luôn tro🔯ng vườn hoa dù thùng rác chỉ cách mấy bước chân.
Sống tại huyện Batu Pahat, baꦑng Johor ở Malaysia 8 năm, anh Nguyễn Thành (Phúc Thọ, Hà Nội) kể, cộng đồng người Việt làm việc tại các nhà máy may tại đâ♏y rất đông nhưng đa số không được thiện cảm của người địa phương.
Lý do lớn nhất là từ khi đến đây, rất nhiều người Việt đi săn bắt động vật hoang (chó, mèo, trăn, lợn rừng...) mang về ăn hoặc xẻ đem bán.﷽
"Ai mới đến cũng được truyền miệng cho biết người bản xứ theo đạo Hồi và kiêng ăn thịt chó, mèo, họ cũng yêu vật hoang, không đi bắt về ăn. Nhưng nhiều người Việt vẫn bắt", anh Thành kể. Anh cũng chứng kiến vài đồng hương đi bắt chó, mèo mang về xẻ thịt bán, bị bắt giam haℱy buộc phải về nước.
Đầu tháng 4 vừa qua, tờ News Straits Times đưa tin Hiệp hội Động vật Malaysia kêu gọi 💙chính phủ hành động sau khi phát hiện nhiều người Việt công khai bán thịt chó, mèo ở nước này.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưở💖ng viện nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng cho rằng, chuyện người Việt có các hành vi gây phản cảm khi ra nước ngoài khá phổ biến. Nó thể hiện thói quen tùy tiện, bắt nguồn từ nếp sống tiểu nông, vẫn tồn tại tới nay. "Nhiều người chưa kịp hoặc không chịu thay đổi khi có điều kiện ra nước ngoài văn minh", ông Sơn nói.
Ngoài ra, theo ông Sơn, người Việt vốn có tính cá nhân cao, tính cộng đồng thấp, vì thế nhiều người không chú ý tới cách ứng xử khi ở nơi﷽ công cộng. Chuyện viết lên di tích khá phổ biến, và nó cũng thể hiện một đặc tính - là thích lưu danh, muốn thể hiện mình.
Theo tiến sĩ Sơn, đây đều là các điểm yếu của giáo dục. Vì thế, để thay đổi, cần bắt đầu từ🅘 giáo dục, cả ở trường và nhà để rèn các thói quen, nếp sống văn minh từ nhỏ. Trước khi ra nướဣc ngoài cần tìm hiểu về văn hóa, ứng xử phù hợp.
Vương Linh