"Chúng tôi lo ngại về tình hình ở Hong Kong. Chúng tôi có 300.000 công dân đang sống ở Hong Kong và đó là một trong những nguyên nhân chúng tôi muốn đảm bảo mô hình 'một quốc gia, hai chế độ' tiếp tục được duy trì ở Hong Kong", Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 22/5 cho hay.
Trudeau nói rằng Canada từ lâu đã kêu gọi giảm căng thẳng giữa Trung Quốc đại lục và Hong Kong, nơi đối mặt với các cuộc biểu tình lan rộng gần một năm qua𓃲.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng kêu gọi Trung 🧸Quốc đảm bảo quyền tự trị cho trung tâm tài chính toàn cầu.
"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và mong Trung Quốc tôn trọng các quyền, tự do cũng như quyền tự trị cao của Hong Kong. Là một bên tham gia Tuyên bố chung, Anh cam kết ủng hộ quyền tự trị của Hong Kong 🌞và tôn trọng mô hình 'ಞmột quốc gia, hai chế độ'", người phát ngôn cho hay.
Cùng ngày, ngoại trưởng các nước Canada, Australia và Anh ra tuyên bố chung bày tỏ lo ngại tương tự. Các bộ trưởng nói rằng thỏa thuận chung năm 1984 xác l♋ập các điều kiện trở về của Hong Kong để Trung Quốc đảm bảo khu vực được duy trì quyền tự trị cao cùng các biện pháp bảo vệ quyền con người như tự do ngôn luận.
"Thay mặt Hong Kong đưa ra một luật như vậy mà khô🥀ng có sự tham gia trực tiếp của người dân, cơ quan lập pháp hoặc tư pháp thành phố rõ ràng sẽ làm suy yếu nguyên tắc 'một quốc gia, hai chế độ', theo đó Hong Kong được bảo đảm mức độ tự trị cao", tuyên bố nêu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cảnh báo Mỹ sẽ phản ứng cứng rắn nếu Trung Quốc ban hành luật an 🌟ninh, trong khi cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin 🅘Hassett nói kinh tế Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại vì luật này và cảnh báo Washington có thể hành động đáp trả.
"Động thái của Trung Quốc ở Hong Kong sẽ rꦑất tồi tệ cho nền kinh tế Trung Quốc và Hong Kong. Chúng tôi cũng đang xem xét những phản ứng có thể", Hassett nói với phóng viên tại Nhà꧒ Trắng.
Sau khi tham khảo ý kiến các quốc gia thành viên, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Jo💦sep Borrell, ra tuyên bố kêu gọi duy trì quyền tự trị cao cho Hong Kong🔴.
"EU có lợi ích lớn trong sự ổn định và thịnh vượng liên tục của Hong Kong theo nguyên tắc 'một quốc gia, hai chế độ'. Việc duy trì quyền tự trị cao của Hong Kong phù hợp với Luật cơ bản và các cam kết quốc tế là vô cùng quan trọng", Borrell nói, thêm rằng EU sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ dܫiễn biến tình hình.
Luật an ninh mới cho Hong Kong được đệ trình vào ngày khai mạc kỳ họp quốc hội thường niên ở Trung Quốc hôm qua. Luật này sẽ cấm các hoạt động ly khai và lật đổ, cũng꧅ như sự can thiệp của nước ngoài và khủng bố trong thành phố.
Các nghị sĩ ủng hộ dân chủ ở Hong Kong chỉ trích mạnh mẽ luật này, nói rằng nó đi ngược lại mô hình "một quốc gia, hai chế độ", theo đó Bắc Kinh cam kết duy trì các quyền tự do cho thành phố. Các nhà ngoại giao nước ngoài lo ngại dự luật có thể mở rộng sự hiện diện của các cơ quan tình báo và an ninh của đại lục ⭕tại Hong Kong, "gây nguy hiểm cho q🥀uyền và tự do" tại đây.
Bắc Kinh khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển. Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam tuyên bố sẽ "hợp tác hoàn toàn" với quốc hội Trung Quốc để hoàn thành dự luật. 💎Carrie Lam nói dự luật an ninh sẽ không ảnh hưởng đꩲến quyền, tự do và tính độc lập về tư pháp của đặc khu.
Huyền Lê (Theo Reuters, Global News, Hong Kong FP)