Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Pháp - Việt lần thứ 5 về bệnh trầm cảm, mới được tổ ꧅chức tại TP HCM. Sau đây là giải thích của bác sĩ Lê Quốc Nam, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến thuộc Bệnh viện Tâm thần TP HCM, về căn bệnh này.
1. Triệu chứng
Các biểu hiện của chứn♔g trầm cảm sau sinh thường xuất hiện trong vòng 4 tuần sau khi em bé chào đời, và bao gồm:
- Cảm giác lo âu, buồn bã, chán ăn, mất ngủ, dễ nổi giận, ha𝕴y khóc.
- Cảm thấy mình không thể chăm sóc con.
- Thỉnh thoảng thಞấy không thích con rồi lại có cảm giác tội lỗi vì điều này.
2. Tiến triển
Trầm cảm sau khi sinh không những ảnh hưởng tới sức khỏe của sản phụ mà còn làm xấu đi quan hệ mẹ con, gây cản trở cho sự phát triển về tâm lý, nhận thức của trẻ. Bệnh nhân có thể tự phụ꧃c hồi, nhưng nhiều trường hợp bệnh chỉ giảm sau vài năm. Nếu bị nặng, người mẹ có thể thực hiện hành vi tự tử.
3. Các yếu tố nguy cơ
- Sản phụ có tiền sử rối loạn tâ﷽m thần hoặc🍸 mắc chứng này khi mang thai.
- Hút thuốc lá, uống rượu khi mang bầu.
- Đứa trẻ không được mong đợi hoặc mối quan hệ với 🦄chồng trong lần sinh này không tốt.
- Sinh khó hoặc sức khỏe của đứa con sau khi sinh có vấn đề, gặp khó khăn khiꦗ cဣho con bú.
- Không được người khác giúp🐭 đỡ trong việc chăm s🀅óc bản thân và chăm sóc con vào ban đêm, không có người để tâm sự...
4. Các biện pháp phòng ngừa
- Trước khi có con, các cặp vợ chồng cần được hướng dẫn về tình trạng sức khỏe và nhu cầu tâm lý của người mẹ trong giai đoạn thai kỳ và hậu sản✱, cách chăm sóc em bé để người chồng có thể hỗ ဣtrợ vợ một cách tốt nhất.
- N💫gười mẹ nên đi khám thai định kỳ và cần ꦇđược theo dõi cả trong thời kỳ hậu sản.
Thanh Niên