Thông tin được bà Nguyễn Thị Thu Hòe, Phó cục trưởng Cục Kiểm tr🐽a văn bản pháp luật cho biết vào chiều 22/10.
Theo bà, khi Chính phủ công bố dịch, Chủ tịch UBND các tỉnh thành đã thực hiện các biện pháꦜp kiểm soát gồm hạn chế quyền lưu thông, giao tiếp 🍸nơi công cộng... "Nhiều địa phương ra văn bản kiềm tỏa để phòng dịch, cho kết quả tốt", bà Hòe nói.
Ngược lại, nhiều văn bản pháp luật lĩnh vực phòng, chố♍ng Covid-19 mang tính chất "ngăn sông c🦄ấm chợ" hoặc "sinh giấy phép con"; hạn chế quyền của người dân...
"Từ đó dẫ🍰n đến tình trạng văn bản ban hành hôm trước, hôm sau thu hồi hoặc áp dụng vài ngày đã phải sửa đổi. Cꦆác địa phương không nghiên cứu căn cứ pháp lý nên khi ban hành xong tự thấy băn khoăn", bà Hoè nói và đánh giá, việc thu hồi, sửa đổi kịp thời văn bản sai khiến "hậu quả pháp lý chưa xảy ra".
Trên thực tế, nhiều quy định bị bãi bỏ khi vừa được áp dụng như như Công văn số 2562 ngày 7/8 của UBND Hà Nội về việc kiểm soát giấy đi đường trong khi Covid-19 bùng phát. Hôm sau, thành phố ra thông báo hỏa tốc số 577 về điều chỉnh công văn 2562 theo hướng bỏ yêu cầu với người ra đường như phải có lịch trực, lịch làm việc, phân công nhiệm vụ... Bộ Y tế ngày 24/7 ra công văn 5944 về việc việc tăng cường phòng chống dịch bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu. Ngay sau đó, Bộ phát hiện "một số 🃏nội dung chưa phù hợp, gây hiểu nhầm, có nguy cơ tích trữ, nâng giá bán làm ảnh hưởng đến công tác ph🌟òng chống dịch và tâm lý người dân". Công văn 5944 bị thu hồi sau 2 ngày.
Từ th꧒áng 2/2020 đến nay, Cục Kiểm tra văn bản pháp luật đã kiểm tra 165 văn🦩 bản của các địa phương và thấy tất cả được ban hành đúng thẩm quyền theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Trong năm 2021, Cục ghi nhận hơn 2.000 🃏kiến nghị của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp về gần 600 văn bản quy 🙈phạm pháp luật.
Song Minh