Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, khoa đang điều trị cho 37 bé, trong đó có một cháu phải🌄 thở máy, một số bé khác do biến chứng của tay chân miệng gây co giật phải được theo dõi chặt chẽ.
Tại Bệnh viện Nhi Đ🉐ồng 2, số trẻ nằm viện điều trị mỗi ngà🐓y dao động từ 20 đến 30 cháu. Khoảng 10% trường hợp bị biến chứng thần kinh. Hầu hết bệnh nhi bệnh nặng là do nhập viện khi tình hình đã nghiêm trọng. Phần lớn bệnh nhi đều dưới 5 tuổi.
Bệnh nhi tay chân miệng điều trị tại BV Nhi Đồng 1. Ảnh: Cao Lâm. |
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc 🙈Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM khẳng định, bệnh tay chân miệng đang vào mùa và số ca nhập viện trong gần một tháng qua tăng rõ rệt.
Điều tra dịch tễ của các trung tâm Y tế dự phòng quận huyện trong những ngày qua cho thấy, các ổ tay chân miệng đã lần lượt xuất hiện tại một số trường mầm non ở quận 8, quận Tân Bình. Triệu chứng ban đầu là nóng sốt, sau đó tay, chân hoặc miệng có nổi bong nước nhỏ. Các bé mắc bệnh sau đó lây lan cho nhữn൲g bạn khác trong cùng lớp.
Cũng theo thống kê từ Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, từ đầu năm đến nay, đã có 3 cháu bị tử vong vì bệnh tay chân miệng. Trường hợp gần nhất qua đời cách đây khoảng 10 ngày biến chứng vi🦩êm màng não.
Theo bác sĩ Khanh, bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ dưới 5 tuổi và thường gây biến chứng ở bé dưới 2 tuổi, biểu hiện ban đầu của bệnh tay chân miện🅠g là sốt, sau đó nổi bong nước ở mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong trong miệng.
Bác𒉰 sĩ Khanh cũng cho biết, nếu trước đây, trẻ mắc bệnh phần lớn tự kh⭕ỏi, thì hiện nay, trường hợp biến chứng ngày càng nhiều. Nguyên nhân có thể do tuýp virus entero 71 xuất hiện nhiều hơn các tuýp virus lành tính.
"Việc cần thiết nhất là phòng bệnh và đưa trẻ đi điều trị khi thấy có dấu hiệu bất thường. Cụ thể là ngoài việc sốt, nổi bong nước mà thấy trẻ có biểu hiện trên kèm lờ đờ, gồng cứng, mắt trợn ngược, khóc quấy liên tục, thì phải đưa ngay đến bệnh viện để được thăm k𓃲hám", bác sĩ Khanh nói.
Cao Lâm