Bác giúp việc này là họ hàng xa của một người quen, làm cho nhà chị Hiếu đã được mấy năm, rất thạo việc nên chị Hiếu chỉ biết ấm ức trong lòng. Chị tâm sự với mấy đồng nghiệp trên công ty, dù tất cả mọi người đều khuyên nên nói thẳng với bác nhưng chị vẫn thấy ngần ngại. “Vấn đề cũng không phải quá to tát, chỉ mỗi chuyện miếng ăn nên mình chưa tìm ra cách nào để nói m🍰à bác ấy không tự ái và tâm phục khẩu phục", chị Hiếu nhăn nhó.
Trước đây, khi bắt đầu nhận bác giúp việc này, chị đã soạn hẳn một văn bản quy định những gì người giúp việc được làm và không được làm. Tuy nhiên, vấn đề ăn uống chị bảo gജia đình ăn thế nào thì giúp việc ăn thế ấy. Theo thời gian, t💧hấy gia đình chị dễ tính, bác giúp việc bắt đầu "lấn tới", ăn uống tự nhiên còn hơn ở nhà. Tháng trước, chị Hiếu được người quen biếu một bịch trái cây xách tay từ nước ngoài về, vợ chồng chị và hai đứa con mỗi người chỉ dám ăn vài trái, cất đi để dành. Hôm sau một mình ở nhà, bác ôsin hồn nhiên "giải quyết" gần hết.
Chị ngại không nói, 🐎chồng thì chẳng bao giờ quan tâm chuyện bếp núc, hai đứa con cũng khảnh ăn, vậy nên việc ăn uống ꦿkhông "trông nồi" của bác giúp việc cứ tiếp diễn. Hôm nào không muốn bác ăn gì, chị đều phải dặn “Món này dành riêng cho Bin, Bo nhé bác”. Có hôm mua được mấy con bồ câu về hầm, dù khá thèm ăn nhưng để bác giúp việc không có cớ ăn theo, chị đành bấm bụng nhịn.
Chị Hiếu phàn nàn, thuê giúp việc nhàn được tí chꦗân tay nhưng mệt cái đầu. Mà nếu không thuê thì chị không còn thời gian để kèm cho hai nhóc, một vào lớp ba, một vào lớp một. Chị đã tính thuê người làm theo giờ, nhưng buổi trưa vẫn phải có người ở nhà cho chó mèo ăn và trông mấy chậu cây cảnh. Vậy là chị đành gắn bó với bác ôsin này vì bây giờ kiếm một người được việc, có thân nhân rõ ràng như bác không phải dễ.
Bác giúp việc lớn hơn 20 tuổi nên nhiều lúc chị Bích (Gò Vấp, TP HCM) ngại chỉ bảo. Ngược lại, thỉnh thoảng bác cậy trước đây từng tham gia hội phụ nữ xã nên "lên lớp" với chị. Là sếp trưởng bộ phận bán hàng, nói nhân viên nghe răm rắp, nhưng về nhà chị đành thua ôsin. Chị nói một câu, bác tìm ngay được một câu chốཧng chế. Chị kêu bác nhặt rau bỏ phí nhiều cọng và lá thì bác bảo "ăn non mới ngon", bảo làm chậm thì bác đáp "chậm mới sạch". Chị cũng không dám nói nhiều, vì sợ biết đâu bác giận cá chém thớt, ở nhà quát mắng bé Dế.
Tối hôm trước, khi hai mẹ con chơi trò chia đồ, bé Dế dõng dạc bảo bô và đồ chơi là của Dế, la▨ptop của bố, Ipad của mẹ và tivi của bà Thủy (tên bác giúp việc). Không bộ phim truyền hình nào trên HTV mà bác giúp việc không biết. Đã có lần bác mải sụt sùi với các tình huống💝 trong phim, để Dế tè xong đá luôn bô nước tiểu, ướt hết thảm.
Chị Bích cũng muốn thay người giúp việc nhưng tìm xung quanh thấy⛦ khó quá, trong khi Dế lại ốm yếu, khó nuôi, từ khi được bác giúp việc chăm sóc đã phổng phao lên rất nhiều.
Chị Giao (Từ Liêm, Hà Nội) mới đây đã cho bác giúp việc nghỉ vì tính sạch sẽ quá mức. Đáng nói là bác chỉ sạch cho bản thân chứ thu dọn nhà cửa hay chăm cháu thì chỉ ở mức chấp nhận được. Dù mùa đông, có những đợt rét hại kéo dài nhưng ngày nào bác ôsin cũng tắm, bật bình nóng lạnh cả tiếng trước khi vào. Mà bác đã vào phòng tắm thì nhanh phải nửa tiếng mới ra. Nhiều lần người giúp việc giữ nhà vệ sinh lâu quá, chị Giao phải chạy sang hàng 🍸xóm giải quyết "nỗi buồn". Chưa kể, bác ôsin còn thường xuyên lấy xà phòng thơm để giặt quần áo của mình.
Bác ôsin nghỉ việc, bé Tít mới 14 tháng tuổi phải đem đi gửi trẻ. Nửa tháng mà bé giảm mất 1 kg còn chị Giao thì tự nhiên giảm eo được 3 cm. Tuy nhiên, sau 2 tháng bé♋ Tít đã vui vẻ với các bạn ở nh༒à trẻ. Hàng ngày chị Giao dậy từ 5h30 sáng, đi chợ và làm một số việc nhà. Vợ chồng chị cũng quen với cảnh nhiều hôm đi ngủ trong tình trạng nhà cửa lộn xộn như một bãi chiến trường. “Ông chồng mà kêu quá, mình bảo hay anh dọn giúp em đi. Được cái ông xã tính không quá cầu kỳ”, chị cười. Không có ôsin, vợ chồng chị cũng chăm đi chơi hơn, không còn phải áy náy vì cho bác ôsin đi cùng thì không muốn, mà để bác ở nhà thì lại ngại. Tiền lương của ôsin giờ chuyển thành chi phí đi chơi, trả tiền học cho con, chị cảm thấy hình như vợ chồng có vẻ gần gũi nhau hơn.
Chuyên gia tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai (Trung tâm Tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) cho biết, bà gặp khá nhiều gia chủ không hài lòng với một vài thói quen, tính cách nào đó của ôsin nhưng vẫn buộc lòng phải giữ lại vì thực tế t🌊ìm được một người giúp việc hết lòng với nhà chủ, có tâm và có tình là rất khó. Có nhiều người giúp việc, ngay khi bước chân vào nhà đã có những ý đồ xấu: chiếm tài sản, chiếm chồng. Vì thế, nếu ôsin có thể tin tưởng được, không gian dối, không làm điều gì quá tệ, không ve vãn ông chủ… thì người chủ cân nhắc hơn thiệt và vẫn có thể🧸 giữ họ lại.
Chuyên gia tâm lý khuyên, để tránh stress với ôsin, tốt nhất trước khi nhận họ vào làm việc, chủ nhà nên liệt kê nguyên tắc, quy định khi ôsin sống trong nhà mình, thà mất lòng trước nhưng được lòng sau. Còn nếu có vấn đề gì phát sinh mà chưa được nêu trong quy định thì ngay khi xảy ra, chủ cần nói luôn, đừng để lâu, tích tụ rồi đến lúc nói ra sẽ có rất n🏅hiều bức xúc và dễ khiến ôsin tự ái.
Bà thừa nhận, có người giúp việc, chị em sẽ được giải phóng nhiều khỏi việc nhà, có thời gian làm những việc khác. Tuy nhiên, có một người lạ trong gia đình, cuộc sống sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Chưa kể, rất nhi♑ều ôsin tính tò mò thọc mạch, thích tham gia vào chuyện nhà chủ. Theo bà, chọn cách thuê người giúp việc theo giờ từ các công ty sẽ đỡ phức tạp và được đảm bảo hơn vì có công ty chịu trách nhiệm. Có thể thuê người làm từ 18 đến 21h tối hay thứ bảy, chủ nhật. Bù lại những việc không thuê ôsin làm hết, chị em có thể thay thế bằng một số máy móc, bản thân phải cố gắng hơn và huy động chồng con vào làm giúp, để chồng con cũng c🦩ảm thấy có trách nhiệm với gia đình.
Kim Anh
*Tên nhân vật đã thay đổi.