Tinh mơ một ngày đầu tháng 8, vợ chồng chị Hồ Thị Toàn ở Đồng Bành (Thị trấn Chi Lăng) đã thức dậy để chuẩn bị cho buổi thu hái na. Ăn bữa cơm sáng cho chắc dạ, hai vợ chồn♋g mang theo kéo, sọt, khoác áo dài tay đi vào vườn na. Gia đình chị có gần 400 cây na trồng tại Đèo Lừa (Hữu Lũng).
Đợt mưa to kéo dài cuối tháng 7 đã khiến con đường duy nhất dẫn lên vườn na bị ngập nặng, buộc phải đi bằng thuyền, hoặc bè. Vợ chồꦯng chị Toàn mất 10 phút xe máy, 10 phút đi thuyền, sau đó đi bộ gần một km trên con đường đầy sỏi mới tới được chân núi. Từ đây, họ tiếp tục leo lên những vách núi đá cheo leo được người dân 💦đổ thêm đất vào từng hốc đá cho bớt trơn trượt. Na trồng dọc đường🏅 đi lên núi và trải dài xuống thung lũng phía dưới.
Đi thêm khoảng 15 phút vào thung lũng thì tới vườn nhà chị Toàn. Đã quá quen thuộc với con đường núi đá nên vợ chồng chị bước đi thoăn thoắt. “Lên núi hái 💎na một là đi ủng, hai là đi giày vải, ba là đi dép tổ ong. Mưa dính như thế nào cũng không được đi chân đất, vì đá rất trơn, dễ ngã”, chị Toàn chia sẻ. Cây cối xung quanh con đường đá này chỉ l🦋à đám lau bụi nhỏ, muốn bám víu cũng khó.
Cây na thường được tỉa cành tạo tán nên chỉ cao hơn 2 mét. Người dân trồng na vào vị trí có đất xen kẽ giữa các tảng đá, hốc đá. Mỗi cây được bao quanh bằng “hàng rào” đá. Chọn những quả na già mở mắt, anh chị Toàn cầm kéo sắc cắt cả cuống, lá để giữ quả tươi lâu. Với những quả trên cành cao, chị Toàn phải đu người lên để với.
"Tuy cành khá cứng 🌸cáp nhưng vẫn cần chú ý, chẳng may trượt chân ngã là đâm luôn vào đá nhọn phía dưới. Lần nào vào vườn thụ phấn na hay hái na đều đi cả hai người chứ đi một mình nhỡ xảy ra chuyện gì không ai biết", anh Trường (chồng chị Toàn) cho biết.
Từ vườn nhà chị Toàn đến vườn na nhà anh Long (Đồng Bành, Chi ♊Lăng) đi thêm khoảng 20 phút xuống phía dưới thung lũng. Theo anh Long, vườn nhà anh khá gần so với nhiều gia đình khác. Có người phải đi bộ cả tiếng vượt thung lũng này lên ngọn núi đá tiếp theo mới tới nơi. Cho nên trong ngày mỗi người làm hết sức cũng chỉ quảy được hai gánh na ra chợ bán.
“Năm nay mưa dài ngày rồi nắng to luôn làm cho na chín rộ khá nhiều, nếu hái không nhanh thì rụng hết”, anh Long nói. Từ đầu ♊mùa na, vào khoảng giữa tháng 6 âm lịch cho đến nay, hôm nào anh Long cũng vào vườn từ 4h sáng. Nhà chỉ có hơn 300 gốc na, vợ lo chăm con nhỏ nên anh là nhân lực chính hái na. Đến 8h sáng, anh gồng gánh những sọt na đầu ti💦ên ra chợ Đồng Bành hoặc bán ngay cho thương lái đợi dưới chân núi. Công thuê người hái cũng phải mấ🎀t hơn 200 nghìn đồng/ngày, để tiết k🏅iệm chi phí anh Long tự mình làm.
Dọc tuyến quốc lộ 1A, ngay mặt đường, khá nhiều người chọn cách dùng ròng rọc vận chuyển na từ trên núi xuống. Thông thường, vài gia đình có vườn na gần nhau góp tiền dùng chung một ròng rọc, thay nhau chuyển sọt na lên xuống. Cách làm này tiết kiệm thời gian, công sức rất nhiều so với sử dụng sức người gánh na từ trên núi xuống. Chỉ mất khoảng vài phút là na “đu” ròng rọc đến tay người đón. Tuy nhiên, phải buộc thật chắc chắn vì nhiều người đã làm đổ cả gánh na 🥀quả to dưới chân núi, thiệt hại đến cả triệu đồng.
Cây na trồng ở núi đá cho quả ngon, ngọt hơn na trồng núi đất. Vườn na ở sâu trong núi đi lại𝓡 khó khăn vẫn đ🔯ược nhiều người tìm mua. Giá na dao động 15.000-25.000 đồng/kg, loại quả to đẹp vẫn giữ giá 30.000-35.000 đồng/kg.
Chị Toàn phe phẩy chiếc nón tran🌺h thủ lúc nghỉ ngơi chia sẻ: “Nhà mẹ đẻ tôi ở đây, tôi lấy c🍰hồng huyện khác rồi mua vườn na, vợ chồng hàng năm về chăm sóc, thu hái. Năm nay na được mùa nhưng quả không to bằng những năm trước do thời tiết. Hái na trên núi biết là khó nhưng mỗi gánh cũng bán được mấy trăm nghìn, có tiền lo cho con cái ăn học hơn trồng lúa nhiều lắm”.
Hồng Vân