Chị Lan biết đến địa chỉ SOSmap.net qua một người bạn chia sẻ thông tin về kênh cứu trợ người gặp khó khăn do dịch Covid-1🍌9. Chị lấy điện thoại, truy cập, thấy hai trường thông tin: Muốn cho và muốn nhận. Chọn "muốn nhận" chị điền thông tin nhu cầu cần: rau củ quả, mì gói, gạo và sữa cùng thông tin liên lạc gồm địa chỉ, số điện thoại.
Nhận được tin nhắn team trực tổng đài SOSmap gọi điện thoại lại xác nhận thông tin và xác định đúng trường hợp khó khăn cần trợ giúp, nhóm đưa vào danh sách, chuyển xuống ღđội tình nguyện vận chuyển đồ c💃ứu trợ. Nhu yếu phẩm sẽ đến tay người có nhu cầu trong khoảng từ 2-3 ngày sau đó.
Chị Lan chỉ là một trong số hàng nghìn gia đình khó khăn bị kẹt lại ở TP HCM trong Covid-19 đã được nhận hỗ trợ kịp thời từ các mạnh thường quân t𝐆hông qua SOSmap.net từ ngày 12/7 đến nay. Những túi đồ thực phẩm gồm rau củ, gạo, dầu ăn♓, nước chấm... đã giúp nhiều gia đình vượt qua cái đói.
CEO Phạm Thanh Vi﷽ (32 tuổi) - founder SOSmap cho biết, ứng dụng hỗ trợ được nhóm công nghệ XTEK xây dựng trong khuôn khổ chương trình Yêu thương mùa COVID. Chương trình có sự đồng hành của V♌iện Khoa học Phát triển nông thôn, Hội Liêp hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Phụ nữ, Cục Ngoại tuyến- Bộ Công an thực hiện.
SOSm🍬ap là nền tảng được phát triển vào năm 2020 với mục đích ban đầu là kêu gọi, kết nối giữa người đi cứu trợ và người nhận cứu trợ ở vùng lũ Quảng Bình. Sản phẩm được phát triển bởi 4 kỹ sư thuộc Công ty TNHH Giải pháp Côಌng nghệ kết nối thông minh XTEK, chỉ sau 4 ngày, phiên bản đầu tiên hoàn thiện. Ứng dụng này đã kết nối, cứu trợ cho khoảng 2.000 người dân vùng lũ ở Quảng bình năm 2020.
Đến tháng 7/2021ꦬ, TP HCM bắt đầu giãn cách xã hội vì Covid-19. Hình ảnh nhiều người lao động rơi vào cảnh khó khăn, mất việc làm... khiến anh Phạm Thanh Vi quyết định phải nâng cấp ứng dụng SOSmap để trợ giúp người nghèo trong đại dịch. Sử dụng l𝓀ại nền tảng của SOSmap.net đã xây dựng năm 2020, team công nghệ bắt đầu cải tiến, nâng cấp các tính năng mới. Trong 3 ngày, nền tảng kết nối SOSmap đã hoàn thiện cơ bản.
Vi cho biết, ở giai đoạn nâng cấp SOSmap, nhiều tình nguyện viên gia nhập team, nâng tổng số thành viên của team lên 13 người. Để vận hành, nhóm sử dụng dữ liệu được lưu trữ trên nền điện toán đám mây ở dạng cơ sở dữ liệu phân t꧟án MongoDB. Nhóm đã xây dựng thuật toán để truy xuất dữ liệu lên bản đồ thông qua bộ nhớ đệm. Sau khi dữ liệu được tổng đài gọi điện xác nhận và duyệt cho hiển thị thông tin lên bản đồ.
Những chấm đỏ trên bản đồ là địa điểm những người khó khăn cần giúp đỡ đã cầu cứu. Bản đồ còn có tính năng giúp người gần bạn. Chỉ cần định vị vị trí của mình, vào bản đồ tìm🍬 người cần giúp đỡ gần bạn, sẽ có hướng dẫn đường đi đến nơi và giúp đỡ.
SOSmap sẽ vận hành để hỗ trợ người nghèo khi hết dịch
Vi cho biết, để nâng cấp hệ thống có thể vận hành được cần chi phí trên 200 triệu đồng, số tiền này XTEK tài trợ. Ngoài ra các nhu yếu phẩm, tiền mặt... do các cá nhân, tổ chức thiện nguyện đ💫óng góp.
"SOSmap vẫn đang được nâng cấp, cập nhật mỗi ngày. Sắp tới sẽ có thêm các tính năng như phân cấp các điểm cứu trợ, cập nhật hình ảnh cứu trợ, phân luồng đường đi, thống kê điểm cứu trợ trên file Excel để người cứu trợ không có mạng di động vẫn đến đ𒆙úng địa chỉ", Vi cho biết.
Sau Covid-19, SOSmap vẫn vận hành như một kênh trợ giúp người nghèo, kết nối với người làm từ thiện. Bất cứ ai rơi vào hoàᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚn cảnh khó khăn đều có thể dùng ứng dụng để nhờ trợ giúp. "Xa hơn, team mong muốn sẽ phát triển SOSmap thành nền tảng kết nối việc làm giữa người 🐭cần việc và việc cần người. Tuy nhiên để làm được như vậy thì cần khoản đầu tư tương đối lớn", anh Phạm Thanh vi chia sẻ.
🌳Hiện nhóm có khoảng 100 người bao gồm cả admin, nhân viên tổng đài làm việc hết công suất và có khoảng 6 - 7 chiếc xe để chở hàng tiếp tế đi khắp TP HCM.