Sáng sớm ngày cuối tháng 6, anh Trương Văn Thi (xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) cùng nhóm thợ chuẩn bị đồ nghề vào rừng hái nấm lim xanh. Họ đi xe máy đến bìa rừng ven quốc lộ 14B khi mặt trời chưa lên, cất dấu xe vào bụi cây rồi xuống cuốc bộ, trên vai mỗi người đều💞 mang ba lô đựng lương thực.
Hơn 2 giờ băng qua những ngọn đồi trồng keo tràm bạt ngàn, trước mắt họ là cánh rừng tự nhiên. Lúc này cả đoàn đều đã mồ hôi nhễ nhãi nên họ nghỉ lấy sức, chuẩn bị lại trang phục, mỗi người lấy đôi tất mang vào và cài đôi dép bó chặt bàn chân. “Làm như vậy để tránh vắt rừng cắn, nếu nó có đeo bám thì cũng dễ phát hiện. Đôi dép tránh trơn trượt, dẫm đạꦏp gai trong quá trình di chuyển”, anh Thi lý giải.
Một lúc sau, nhóm thợ hái nấm tiếp tục hành trình dưới tán rừng tự nhiên. Mỗi người cầm trên tay một cây rựa sắc bén. “Đường đi bị cây rừng che khuấ🌄t, cây dây leo có gai chằng chịtꦦ chắn lối đi, người đi rừng phải khéo léo dọn đường chui qua”, một người trong nhóm cho hay.
Anh Thi dẫn đầu đoàn và dặn các 🅰thành viên quan sát cẩn thận trong từng bước chân vì đường đi lên dốc, có những đoạn vực sâu bên cạnh rất dễ sẩy chân. “Nếu chẳng may gặp nạn ở chốn rừng sâu hoang vắng, quãng đường ra đến khu dân cư rất xa, do đó khó được cấp cứu kịp thời”, một người thợ nấm nói.
Gần trưa, nhóm thợ hái nấm tiếp cận được khu vực có quần thể gốc cây lim hoai mục, nơi nấm lim xanh ký sinh và phát triển với nhiều loại khác nhau. “Trước đây chỗ này là rừng lim xanh bạt ngàn nhưng đã bị khai thác cạ൩n kiệt. Thân cây bị chặt đi, còn lại gốc rễ là nơi nấm lim xanh sinh trưởng”, anh Thi nói và thông tin thêm, từ tháng 3 đến tháng 7 thời tiết có mưa nắng xen kẽ nhau tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
Theo nhóm t🎃hợ, trước đây người dân cho rằng cây lim xanh có độc tố nên không một ai lấy. Tuy nhiên vào năm 2008, lan truyền câu chuyện ở xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước có người dùng loại nấm này chữa được bệnh hiểm nghèo. Nấm lim xanh Quảng Nam sau đó trở thành mặt hàng bán chạy, dẫn đến cơn sốt săn lùng nó ở khắp vùng núi Quảng Nam.
Anh Thi có thâm niên hành nghề gần 10 năm, nhiều chuyến đi kéo dài cả tuần lễ trong rừng nên thuộc lòng đường đi lối lại. "Cây lim sống theo quần thể, chỗ nào có nấm☂ thì tìm rộng ra xung quanh sẽ phát hiện thêm. Loại nấm này không mọc ở thân cây còn sống, nó chỉ sinh trưởng và phát triển ở 🃏gốc, rễ cây đã chết", anh Thi cho biết
Anꩲh Nguyễn Văn Sơn - một thành viên trong nhóm thợ cho hay, mỗi cây lim xanh thường có đến 6 loại nấm ký sinh gồm, xích chi, tử chi, thanh chi, hắc chi, bạch chi, hoàng chi; quý nhất là loại xí🐈ch chi, mọc dưới gốc, rễ lim xanh.
“Nghề hಞái nấm đòi hỏi cả sức khoẻ và sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nấm mọc trên gốc thì dễ phát hiện và khai thác đơn giản. Nhưng có loại nấm mọc ở rễ cây chui từ dưới đất lên, tai nấm bị lá khô che khuất, khi nhổ nấm phải dùng rựa đào sâu xuống lấy cả phần gốc, rễ nấm”, anh Sơn nói.
Những người thợ cũng cho biết, việc săn lùng nấm lim xanh ngày càng khó hơn do đây là mặt hàng được thị trường ưa chuộng, có nh♒iều người khai thác. Muốn tìm kiếm được vùng nấm mới, nhóm thợ phải đi sâu vào các ngõ ngách của cánh rừng, nơi ít người lui tới.
“Trong mỗi chuyến đi, việc bị vắt🎐, muỗi cắn trở nên bình thường, sợ nhất là đối diện với rắn độc. Ngoài ra da thịt bị gai, cây rừng cắt chảy máu thườ🐓ng xuyên, thậm chí không cẩn thận còn bị gai rừng đâm vào mắt", nhóm thợ chia sẻ.
Hiểm họa rình rập nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên các chuyến đi săn lùng nấm của họ cứ nối tiếp nhau. Có những♉ ngày "trúng mánh", nhóm thợ thu được hàng chục kg nấm, ngày ít thì cũng được vài trăm gam.
Anh Đào Duy Linh🔯 - thương lái thu mua nấm lim xanh cho biết nấm tươi có giá giao động từ 800 nghìnꦓ đến trên 2 triệu đồng mỗi kg, tuy cây nấm to hay nhỏ. Một kg nấm tươi sau khi phơi khô được khoảng 500 gam nguyên liệu, sau đó các cơ sở phân loại nguyên liệu rồi đóng gói cung ứng cho người dùng.
Đầu tháng 10/2010, Sở Y tế Quảng Nam có văn đề nghị Viện dược liệu (Bộ Y t🌞ế) kiểm tra chất lượng và tác dụng sinh của nấm lim xanh Quảng Nam. Sau 3 tháng, ông Nguyễn Minh Khởi (Viện trưởng Viện Dược liệu) có phúc đáp. Theo văn bản này, loại nấm do Quảng Nam chuyển ra để kiểm nghiệmꦺ được xác định là nấm linh chi tự nhiên, có tên khoa học Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst., thuộc họ nấm lim (Ganodermataceae). Viện Dược liệu khuyến cáo người dân dùng nấm linh chi theo hướng dẫn đã có trong các tài liệu chính thống về dược liệu như cuốn “Những cây thuốc và vị thuố🍷c Việt Nam” (GS-TS Đỗ Tất Lợi); “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” (Viện Dược liệu). Viện Dược liệu cho rằng, các tác dụ🃏ng chữa bệnh khác do người dân đồn thổi cần phải có các nghiên cứu khoa học chứng minh mới có thể kết luận được. |
Đắc Thành