Các đợt phát hành của pඣhiếu của doanh nghiệp lớn Trung Quốc như Ant Group đã đẩy nhu cầu đôla Hong Kong lên cao đến mức suốt từ tháng 4, đồng tiền này vẫn tiệm cận mốc mạnh nhất được phép giao dịch với đôla Mỹ. Giới chức tiền tệ Hong Kong buộc phải bán nội tệ ra để can thiệp༒. Việc này sẽ khiến lượng tiền mặt năm nay tăng thêm 286 tỷ đôla Hong Kong, tính đến ngày mai (21/10).
Đây là mức tăng kỷ lục, lớn hơn cả năm 2008 và 2009 cộng lại. Khi đó, tín dụ🍰ng bị thắt chặt trên toàn cầu khiến các doanh nghiệp Hong Kong phải chuyển tiền về để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Trong khi đó, chương trình nới ꦦlỏng định lượng (QE) của Fed lại khiến đôla suy yếu.
Hồi tháng 3 nă♊m nay, đôla Hong Kong trở thành tài sản hấp dẫn hơn so với đôla Mỹ, sau khi Fed hạ lãi suất x𒊎uống quanh 0% để đối phó đại dịch. Trong khi đó, Hong Kong lại không làm điều này.
Hiện tại, đồng đôla Hong Kong duy trì được sức mạnh🗹 do có quá nhiều nhà đầu tư hào hứng với các công ty chuẩn bị niêm yết tại đây. IPO của Ant Group được quan tâm đến mức các hãng môi giới chứng khoán tại Hong Kong sẵn sàng cho phép nhà đầu💧 tư cá nhân trả trước 5% bằng tiền mặt, còn lại đi vay, để mua cổ phiếu.
Cho đến cuối tháng 9, các công ty đã huy động được tổng cộn♑g 23,4 tỷ USD thông qua phát hành cổ phiếu tại Hong Kong. Con số này cao thứ 3 toàn cầu, theo hãng kiểm toán KPMG. Thành phố này đang nổi lên là lựa chọn thay thế cho các công ty Trung Quốc ở nước ngoài phải đối mặt với rủi ro ngày càng lớn do căng thẳng Mỹ - Trung. JD.com, NetEase và Yum China H༒oldings là các công ty Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài đang cân nhắc niêm yết thêm tại Hong Kong năm nay.
Dòng tiền cũng chảy vào Hong Koꦰng nhờ kênh liên kết với các sàn chứng khoán Trung Quốc. Việc này giúp thu hút số vốn kỷ lục từ nhà đầu tư tại Thượng Hải và Thâm Quyến. "Sự phát triển của thị trường chứng khoán Hong Kong sẽ hấp dẫn dòng vốn chảy vào", Raymond Yeung - kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại ANZ nhận ൩định, "Có thêm nhiều đợt niêm yết của các công ty Trung Quốc cũng giúp tăng nhu cầu đôla Hong Kong".
Đôla Hong Kong tăng giá còn nhờ lợi thế về lãi suất so với đô⛦la Mỹ. Đầu năm nay, lãi suất áp dụng với đôla Hong Kong cao hơn đôla Mỹ hơn 1%. Dù khoảng cách này đã thu hẹp đáng kể vài tháng gần đây, việc vay bằng USD để mua HKD vẫn hấp dẫn, do môi trường lãi suất thấp tại Mỹ.
Hong Kong neo nội tệ vào đôla Mỹ từ năm 1983. Năm 2005, giới chức Hong Kong quyết định duy trì tỷ giá quanh 7,75 - 7,85 HKD một USD. Họ chỉ can thiệp khi tỷ giá chạm một trong hai mốc này, bằng cách mua hoặc bán nội tệ. Tổng cộng năm nay, giới chức đã can thiệp 71 lần để ngăn đôla Hong K𒁃ong không mạnh vượt biên độ.
Hà Thu (theo Bloomberg)