Cũng là một cuộc đua trên phố như chặng đua trước tại Monaco nhưng cuộc đua tại Montreal (Canada) lại ở thái cực khác và cực kỳ ♛hấp dẫn. Trên khắp đường đua này, có rất nhiều những bức tường chắn bê tông đặt ven đường đua nh♊ư Monaco, sẵn sàng khiến các tay đua phải trả giá đắt cho những sai lầm nhỏ nhất. Điểm tương đồng giữa Montreal và Monaco chỉ dừng tại đó.
Đặ🅠c điểm chính của đường đua này là một đoạn đường thẳng dài, một số đoạn thẳng ngắn xen kẽ giữa những góc cua gắt và có tốc độ thấp. Tốc độ cao của đường đua cùng sự thú vị về chiến thuật cùng những đặc sản sau đây khiến cuộc đua tại Montreal rất đáng xem.
Bức tường của các nhà vô địch (Wall of Champions)
Điểm đặc sắc của đường đua Gilles Vi🎃lleneuve chính là tổ hợp góc cua kép rất gắt số 13 và 14. Đây được coi như là điểm hội tụ các yêu cầu chính của đường đua này, kỹ năng leo kerb (gờ giảm tốc ven đường), hệ thống phanh cực tốt và giảm xóc mềm để tránh va vào tường chắn. Khúc cua kép được đặt ngay sau đoạn đường thẳng dài vì vậy các tay đua phải cua rất gấp khi vừa đạt tốc độ xấp xỉ 320 km/h trong lúc bức tường chắn được đặt sát đường đua ngay ở lối ra của khúc cua.
Khúc cua này bắt đầu nổi tiếng từ năm 1999 khi cả ba nhà vô địch thế giới Michael Schumacher, Jacques Villeneuve và Damon Hill đều gặp nạn ở đây. Cả ba đều mất lái khiến chiếc xe va phải bức tường chắn ở cuối khúc cua. Sau đó, bức tường đ༺ược đặt tên “The Wall of Champions” (Bức tường của các nhà vô địch) để thể hiện sự khó khăn của khúc cua này. Sau những nhà vô địch kể trên, các tay đua trứ danh khác như Jenson Button, Juan Pablo Montoya hay gần đây là Sebastian Vettel… đều từng gặp nạn dưới chân bức tường có dòng chữ “Quebec xin chào”.
Vào năm 2005, kerb tại đây được nâng cao hơn khiến thử thách ở khúc cua này càng thêm khó khăn do các tay đua buộc phải trèo lên kerb và dẫn tới việc rất dễ mất lái khi phải đổi hướng liên tục và va vào t🍷ường chắn. Ranh giới giữa thành công và thất bại là vô cùng mong manh. Đây được coi là m❀ột thử thách thực sự đối với bản lĩnh của các tay đua.
Để tránh được việc va vào bức tường này, sau một cú phanh sâu khi cua phải, các tay đua thường cố gắng trèo lên kerb một cách nhẹ nhàng, thaoꦇ tác này hiện tại được hỗ trợ rất nhiều khi các đội thường chọn việc set-up cho hệ thống giảm xốc “mềm” hơn tại Montreal. Khi cảm thấy văng đầu (understeer) ngay tại góc cua đầu tiên của tổ hợp này, hãy chạy trên bãi trống bên trái đường giữa hai góc cua nếu không thực sự tự tin.
Sự đỏng đảnh của thời tiết
Nằm trong một hòn đảo trên kênh đào duyên hải St Lawrence, Montreal có thể nếm trải điều kiện thời tiết rất khó lường. Có thể là không khí nóng ẩm, nhưng cũng có thể lại là những cơn mưa lạnh rả rích như cuộc đua kéo dài hơn bốn tiếng vào năm 2011. Điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến lốp xe. Nhiệt độ ở đây có thể▨ dao động trong biên độ rất rộng. Hôm nay nhiệt độ có thể là 10ºC nhưng đến hôm sau, nhiệt độ có thể lên tới hơn 30ºC. Vì thế việc thời tiết “sáng ♉nắng, chiều mưa” khiến Gilles Villeneuve được coi là đường đua có thời tiết khó chịu nhất trong số các đường đua F1 hiện nay.
Địa điểm thi đấu được đặt ngay trên đường giao thông nội bộ trên một hòn đảo
Gilles Villeneuve ko phải là một đường đua chuyên dụng mà được tận🐽 dụng từ đường giao thông trong một⭕ công viên và chỉ được sử dụng để đua hai lần trong năm. Điều này khiến đường đua rất bẩn khi mới bắt đầu cuộc đua và sau đó sẽ được cải thiện dần sau khi các tay đua chạy thử. Dù vậy, độ bám vẫn rất kém do mặt đường vốn dĩ rất mịn.
Cây cối trong đường đua rụng lá càng làm tăng độ bẩn cho đường đua. Vì thế việc chạy ra khỏi làn đường đua dù rất nguy hiểm nhưng là bình thường tại Montreal. Do đó, dựa trên những dữ liệu luôn biến động và thay đổi các đội đua sẽ phải dự đoán chính xác độ bám đường vào ngày chủ nhật. Đây được coi là chìa khóa chính để đem 🎐tới thành công tại Gilles Villeneuve.
Minh Phương