The Mummy (2017)
The Mummy là phiên bản là♔m lại của phim cùng tên về xác ướp Ai Cập ra mắt năm 1999. Câu chuyện xoay quanh cuộc chiến của một sĩ quan (Tom Cruise) với xác ướp nữ - vốn là côಞng chúa Ai Cập. Với kinh phí 125 triệu USD cùng sự tham gia của Tom Cruise, tác phẩm được hãng Universal kỳ vọng sẽ là điểm khởi đầu cho một series điện ảnh xoay quanh các nhân vật hắc ám.
Tuy nhiên, phim bị giới chuyên môn chê bai nặng nề với chỉ 18% bài đánh giá tích cực trên trang Rotten Tomatoes, thuộc hàng thấp nhất trong sự nghiệp Tom Cruise. Phần lớn chỉ trích nhắm vào kịch bản chắp vá và lủng củng, cốt để dọn đường cho các phần sau. Diễn xuất của tài tử 54 tuổi bị chê là cứng nhắc và chậm chạp. Ở phòng vé, các trang Variety, Box Office Mojo dự đoán phim kém ăn khách ở Bắc Mỹ và ph♏ải trô𒀰ng chờ vào các thị trường nước ngoài để hòa vốn.
Ben-Hur (2016)
Dự án Ben-Hur (2016) là lần thứ năm tiểu thuyết Ben-Hur: A Tale of the Christ (1907) được chuyển thể trên màn ảnh. Câu chuyện xoay quanh một nhà quý tộc bị vu oan, trở thành nô lệ, sau đó quay về đọ sức với kẻ á♎m hại mình trong một cuộc đua xe ngựa sinh tử. Trong các phiên 🐲bản trước, bộ phim năm 1959 được xem là tác phẩm kinh điển với 11 giải Oscar.
Tác phẩm năm 2016 của đạo diễn Timur🐭 Bekmambetov mang phong cách hiện đại, nhưng bị đánh giá thấp vì làm mất chất sử thi tôn giáo. Ở phòng vé, phim cũng trở thành "bom xịt" với doanh thu 94 triệu USD, so với kinh phí 100 triệu USD.
Fantastic Four (2015)
Fantastic Four (2005) không phải tác phẩm xuất sắc trong dòng phim siêu anh hùng. Tuy nhiên, phim vẫn tốt hơn nhiều so với bản làm lại 10 năm sau, được gắn mác “thảm họa” với chỉ 9% bài đánh giá tích cực trên Rotten Tomatoes. Phim được tra🌞o các giải Mâm Xôi Vàng “Phim tệ nhất”, “Phần tiếp theo, tiền truyện, ăn theo hoặc làm lại tệ nhất” và “Đạo diễn tệ nhâ🌸́t”.
Tác phẩm xoay quanh bộ tứ siêu đẳng - nhóm anh hùng của Marvel, nhưng sự xuất hiện của họ mờ nhạt. Lối dẫn chuyện lê thê và chậm chạp của đạo diễn Josh Trank không thích hợp với một bom tấn giải trí hè. Trong khi đó, cao trào chiến đấu cuối cùng cụt ngủn gây khó hiểu cho người xem. Trên Twitter, nhà làm phim sinh năm 1984 chỉ trích hãng Fox can dự quá nhiều làm hỏng phim của anh꧋. Tuy nhiên, các đại diện của nhà sản xuất nói trên trường quay, đạo điễn quá khép kín để tiếp thu ý kiến người khác. Sau 𒐪tác phẩm này, Josh Trank chưa được giao dự án nào khác.
Total Recall (2012)
Năm 1990, phim Total Recall được đánh giá là có ý tưởng độc đáo khi xoay quanh một thường dân nhận ra toàn bộ ký ức của mình bị đánh tráo. Tuy nhiên, 22 năm sau - thời điểm ra mắt bản làm lại, câu chuyện này không còn mới mẻ. Theo giới chuyên môn, phim mới mang phong cách hành động hiện đại, nhưng thiếu đi sự hài hước và tinh tế cảm xúc như bản cũ. Tác phẩm chỉ được 30% bài đánh giá tích cực trên Rotten Tomatoes. Diễn xuất của bộ ba diễn viên chính Colin Farrell, Kate Be🐽ckinsale và Jessica Biel không được đánh giá cao.
Conan the Barbarian (2011)
Năm 2011, hãng Lionsgate thực hiện bản làm lại của phim hành động pha sử thi Conan the Barbarian, với Jason Momoa thay huyền thoại Arnold Schwarzenegger trong vai chính. Phim mới chỉ nhận 24% bài bình luận tích cực trên Rotten Tomatoes. Hầu hết ý kiến cho rằng tác phẩm truyền tải được sự bạo lực của câu chuyện, nhưng mắc điểm yếu lớn trong cách xây dựng nhân vật một chiều. Ở phòng vé, Conan the Barbarian đại bại với doanh thu 48 triệu USD, trong khi kinh phí sản xuất lê𒀰n đến 90 triệu USD.
Clash of the Titans (2010)
Clash of the Titans đạt doanh thu lớn (493 triệu USD), song các nhà phân tích cho rằng thành công này chủ yếu do "ăn may". Khán giả đổ xô xem phim vì tác phẩm được chiếu dưới định dạng 3D và ra mắt nửa năm sau khi bom tấn 3D Avatar gây sốt toàn cầu. Tuy nhiên, người xem thất vọng với chất lượng 3D của phim - đươ💦̣c thực hiện cẩu thả bằng cách chuyển từ hình ảnh 2D sang cho kịp trào lưu. Nhiều khán giả còn xem đây là sự phản bội dành cho niềm tin của họ về công nghệ mới.
Tác phẩm là bản làm lại của phim cùng tên năm 1981, xoay quanh cuộc chiến của người hùng Perseus - con trai thần Zeus - với hai quái vật Medusa và Kraken. Câu chuyện có phần đơn điệu và diễn xuất của nam diễn viên chính Sam Worthington bị chê là khô cứng. Chỉ 28% bài bình luận trên Rotten Tomatoes đánh giá phim tích cực.
The Wicker Man (2006)
Với số điểm 3,7 trên thang điểm 10 sau hơn 50.000 lượt đánh giá trên IMDb, The Wicker Man (2006) là tác phẩm thất baꦅ̣i, trong khi bản gốc năm 1973 của Anh được xem là một tượng đài của thể loại kinh dị. Câu chuyện kể về một cảnh sát (Nicolas Cage) theo dấu cô con gái mất tích đến một ngôi làng của những kẻ dị giáo.
Phiên bản năm 2006 bị chỉ trích vì nhiều tình tiết ngớ ngẩn khiến khán giả bật cười. Trên HitFix, diễn viên chính Nicolas Cage cũng nói phim “kỳ quặc”. Nhiều khán giả cắt dựng lại phim, đăng tải trên YouTube và giễu cợt rằng The Wicker Man là𒆙 “phim hài”. Một số cư dân mạng lại sử dụng các cảnh phim làm ảnh chế hài hước, tiêu biểu như trích đoạn Nicolas Cage la hoảng khi phải đeo chiếc mũ có đầy ong.
Planet of the Apes (2001)
Tác phẩm do Tim Burton 🍌đạo diễn được chuyển thể từ truyện cùng tên của Pierre Boulle, đồng thời là bản làm lại của bộ phim năm 1968. Cốt truyện xoay quanh một phi hành gia vô tình đáp xuống một hành tinh do khỉ cai trị. Tim Burton gây ấn tượng với phong cách ꦅhình ảnh đặc biệt của mình, nhưng kịch bản phim lại thiếu điểm nhấn.
Nhà phê bình nổi tiếng Roger Ebert kết luận: “Burton tạo ra một phim tôn trọng bản gốc và cũng khá tốt, nhưng chừng đó là không đủ. Mười năm nữa, khán giả sẽ vẫn chọn bản gốc để xem”. Hãng Fox quyết định không sản xuất phần tiếp theo🙈, thay vào đó, họ tái khởi động thương hiệu một lần nữa vào năm 2011.
Psycho (1998)
Đôi khi, hướng đi quá an toàn lại mang đến “thảm họa” cho phim. Đó là trường hợp của Psycho (1998) - bản remake của phim kinh điển cùng tên năm 1960 do Alfred Hitchcock đạo diễn. Gus Van Sant - đạo diễn bản mới - bắt chước từng lời thoại, góc máy và cả việc dựng phim của Hitchcock, đến mức nhiều người gọi tác phẩm là “bản sao” của phim cũ. Phim nhận ba đề cử Mâm Xôi Vàng và đoạt hai giải dành cho “Phần tiếp theo, tiền truyê𒐪̣n, ăn theo hoặc làm lại tệ nhất” và “Đạo diễn tệ nhất”.
Godzilla (1998)
Quái vật💃 huyền thoại Godzilla được tái hiện năm 1998 dưới bàn tay của Roland Emmerich. Đạo diễn sinh năm 1955 vẫn mắc điểm yếu quen thuộc là quá chú trọng kỹ xảo thay vì phát triển nhân vật. Ngoài ra, tạo hình khác nguyên bản của Godzilla cũng khiến nhiều fan chỉ trích.
Phim bị xướng tên hai lần tại giải Mâm Xôi Vàng ở các hạng mục “Phần tiếp theo, tiền truyện, ăn theo hoặc làm lại tệ nhất” và “Nữ diễn viên phụ tệ nhất” (Maria Pitillo). Dù thu về 380 triệu USD toàn cầu, Godzilla không tạo đủ niềm tin cho hãng Warner Bros. thꦜực hiê🧜̣n phần tiếp theo.
Ân Nguyễn