Ngay từ giữa mùa đua 2010, Liên đoàn đua xe thế giới (FIA) đã dần công bốജ nhữ▨ng yêu cầu bắt buộc về kỹ thuật và luật thi đấu dành cho mùa giải 2011 nhằm giúp các đội đua có thời gian để nghiên cứu cũng như phát triển xe đua.
Pirelli trở thành nhà cung cấp lốp xe thay cho Bridgestone. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến Bridgestone phải cắt giảm chi phí và chia tay với làng 🧸đua xe F1. Công ty lốp của Nhật Bản chỉ còn hợp tác với môn đua xe MotoGP. Vì vậy FIA đã lựa chọn nhà sản xuất đến từ Italy trở thành công ty cung cấp lốp xe độc quyền cho các chiếc xe F1. Bản hợp đồng 3 năm sẽ kết thúc vào cuối năm 2013.
Việc Pirelli thay thế Bridgestone không chỉ ảnh hưởng tới bề ngoài những chiếc xe F1 mà còn làm thay đổi chiến thuật thi đấu của các đội. Trước đây, sau khi bị cấm tiếp nhiên liệu, các đội đua F1 đều sử dụng chiến thuật một lần vào pit. Tuy nhiên, trong các kỳ thử nghiệm trước mùa giải tới, bộ lốp Pirelli bị đánh 🦂giá mòn rất nhanh. Vì vậy nhiều nhà chuyên môn cũng như các tay đua đều đánh giá chắc chắn chiến thuật 3 lần hoặc 4 lần vào pit sẽ thịnh hành trong mùa giải 2011.
Pirelli cung cấp 6 loại lốp xe cho mùa giải mới. |
Hệ thống thu hồi động năng (KERS) được sử dụng trở lại. Nămꦛ 2009, KERS là nội dung chính của cuộc cách mạng công nghệ trong môn đua xe F1. Tuy nhiên sang năm 2010 nó đã bị bỏ rơi do ảnh hưởng của điều lệ khống chế mức kinh phí sử dụng cho mỗi đội đua vì bị chê đắt. Theo ước tính sơ bộ, năm 2009 mỗi đội đua sử dụng KERS tiêu tốn xấp xỉ 40 triệu bảng cho hệ thống này. Tuy nhiên dưới sự bảo trợ nhiệt tình của Chủ tịch FIA Jean Todt cùng các đội đua lớn, KERS đã được đưa trở lại F1 kể từ mùa giải năm nay. Để phục vụ quyết định này, FIA cũng tăng mức q🍸uy định trọng lượng tối thiểu của xe F1 (kể cả người) thêm 20 kg lên mức 640 kg.
Nguyên lý của KERS là tận dụng nhiệt năng sinh ra khi phanh và tích trữ chúng trong acqui để cung cấp năng lượng cho xe khi tăng tốc. Đối với xe F1, quá trìn🧸h giảm vận tốc đột ngột từ hơn 300 km/h xuống 70 km/h khi phanh sinh ra một lượng nhiệt rất lớn. Trong mỗi cuộc đua, mỗi tay đua phanh khoảng 800 lần. Theo một số phân tích, trên lý thuyết KERS có thể thu hồi lượng nhiệt tương đương 300 kw và giúp xe có thể chạy nhanh hơn từ 0,1 đến 0,3 giây mỗi vòng, qua đó chiếc xe tăng tốc và vượt đối thủ dễ dàng hơn.
Các đội đua sử dụng KERS t𝓀rong năm 2009 đều gặp khó khăn khi cố gắng gói gọn hệ thống này vào chiếc xe của mình trong lúc vẫn phải duy trì được khả năng cạnh tranh trên đường đua. Sau đó chỉ có McLaren và Ferrari sử dụng KERS hết mùa giải trong khi Renault và BMW Sauber phải bỏ dở thử nghiệm khi thấy chiếc xe nhanh hơn khi không sử dụng KERS. Đê♏́n cuối mùa giải, McLaren đã biến KERS trở thành một công cụ hữu ích để đưa Lewis Hamilton giành ngôi nhất chặng tại GP Hungary và GP Singapore. Hệ thống này cũng góp phần đem lại ngôi nhất tại Spa-Francorchamps cho Kimi Raikkonen của Ferrari
Hệ thống khuếch tán gió kép (double diffuser) bị cấm sử dụng. Hệ thống này được Brawn GP cùng Williams tiên phong sử dụng năm 2009 và góp phần giúp Jenson Button giành chức vô địch thế giới. Nguyên lý của hệ thống này là bố trí khéo léo một số khoang nhỏ dưới gầm xe nhằm gia tăng lực nén cho các chiếc xe để đạt được tốc độ cao ở các 🎶khúc cua. Tuy nhiên việc có mặt hệ thống này nảy sinh rất nhiều tranh cãi giữa các đội đua. Sau khi rất thịnh hành ở mùa giải 2010, FIA tuyên bố cấm các đội sử dụng hệ thống khí động học này trong năm 2011.
Hệ thống khuếch tán gió ở cánh sau (F-duct) bị cấm sử dụng. McLaren là đội đua sáng chế hê﷽̣ thống khí động học nàyಞ ở mùa giải 2010. F-duct được sử dụng với mục đích gia tăng tốc độ của xe khi chạy trên những đoạn đường thẳng. F-duct gây ra nhiều tranh cãi vì một số đội đua cho rằng việc ứng dụng hệ thống này sẽ vi phạm điều luật cấm sử dụng các thiết bị khí động học di động.
F-duct được McLaren gọi bằng cái tên J-switch thực ra là hệ thống ống dẫn khí từ một lỗ ở vỏ buống la🐻́i tới các rãnh ở cánh gió phía sau. Cơ cấu này làm tăng luồng khí vào cánh, góp phần giảm lưℱ̣c nén và đạt tốc độ cao ở đoạn đường thẳng. Các tay đua sẽ làm mất tác dụng F-duct ở các khúc cua bằng cách bịt kín lỗ trên vỏ. Để cấm sử dụng F-duct, FIA đã ra điều luật yêu cầu các tay đua không được sử dụng các chuyển động của tay hoặc chân có mục đích làm thay đổi tính chất khí động học của xe.
Việc thắt chặt yêu cầu khí động học giúp tránh tình trạng tranh cãi giữa các đội. |
Các đội được phép sử dụng cánh gió sau có khả năng tự điều chỉnh. Từ mùa giải 🐠năm nay, FIA cấm sử dụng cánh gió trước có khả năng tự điều chỉnh và cho phép sử dụng cánh gió sau có thể điều chỉnh. FIA hy vọng điều luật này giúp cuộc đua đỡ nhàm chán bằng cách gia tăng ưu thế khí động học giúp các chiếc🐓 xe dễ dàng tăng tốc và vượt xe trước trên những đoạn đường thẳng.
Cánh gió sau sẽ được điều chỉnh bằng hệ thống điện tử ở hai chế độ. Trong các cuộc đua thử và phân hạng, các tay đua sẽ được tự do kích hoạt qua lại hai chế độ. Sang ngay đua chính, các tay đua chỉ được điều chỉnh cánh gió sau khi cách xe trước ít hơn một giây. Khi nhấn phanh thì chê🙈́ độ sẽ bị hủy bỏ. Các tay đua ứng dụng hệ thống này được giám sát bằng điện tử. Khán giả truyền hình cũng có thể nhận biết các chiếc xe sử dụng cơ cấu trên để vượt thông qua cảnh báo trên màn hình.
FIA cho phép dàn xếp thứ tự trong nội bộ các đội đua. Sau khi vụ dàn xếp nội bộ giữa hai tay đua của Ferrari tại Grand Prix Đ﷽ức mùa giải vừa qua không bị Hội đồng đua xe thể thao thế giới (WMSC) trừng phạt, FIA tuyên bố không ngăꦏn cấm các đội đua tự dàn xếp thứ tự trong nội bộ.
Những hình ảnh như Ferrari tại Grand Prix Đức năm ngoái không còn bị cấm. |
Tái áp dụng quy tắc 107% tại vòng đua phân hạng. Với việc có tới 24 chiếc xe, tình trạng các xe cản trở nhau thường xuyên diễn ra và gây nguy hiểm cho các tay đua. Nhằm hạn chế tình trạng này, FIA đã áp dụng trở lại quy tắc 107% vốn đã bị ngừng sau mùa giải 2002. Theo đó bất kỳ tay đ🦹ua nào có thời gian phân hạng tốt nhất nhiều hơn 107% so với thời gian nhanh nhất tại vòng phân hạng thứ nhất (Q1) sẽ không được🌸 phép tham gia cuộc đua.
Ngoài ra các chiếc xe phải sử dụn♏g một bộ hộp số trong ít nhất 5 chặng liên tiếp (năm 2010 là 4). FIA cũng thắt chặt việc kiểm tra độ cao gầm xe để 💞tránh các tranh cãi như đối với Red Bull trong năm 2010.
Lịch đấu mùa đua 2011
Thứ tự | Chặng đua | Đường đua | Ngày | Giờ địa phương (Giờ Hà Nội) |
1 | Bahrain | Sakhir | Đã bị hoãn | ------------------ |
2 | Australia | Albert Park | 27/3 | 17h (13h) |
3 | Malaysia | Sepang | 10/4 | 16h (15h) |
4 | Trung Quốc | Thượng Hải | 17/4 | 15h (14h) |
5 | Thổ Nhĩ Kỳ | Istanbul | 8/5 | 15h (19h) |
6 | Tây Ban Nha | Catalunya | 22/5 | 14h (19h) |
7 | Monaco | Monte Carlo | 29/5 | 14h (19h) |
8 | Canada | Gilles-Villeuneuve | 12/6 | 13h (24h) |
9 | Châu Âu | Valencia | 26/6 | 14h (19h) |
10 | Anh | Silverstone | 10/7 | 13h (19h) |
11 | Đức | Nurburgring | 24/7 | 14h (19h) |
12 | Hungary | Hungaroring | 31/7 | 14h (19h) |
13 | Bỉ | Spa-Francorchamps | 28/8 | 14h (19h) |
14 | Italy | Monza | 11/9 | 14h (19h) |
15 | Singapore | Singapore | 25/9 | 20h (19h) |
16 | Nhật Bản | Suzuka | 9/10 | 15h (13h) |
17 | Hàn Quốc | Yeongnam | 16/10 | 15h (13h) |
18 | Ấn Độ | Jaypee | 30/10 | Chưa xác định |
19 | UAE | Yas Marina | 13/11 | 17h (20h) |
20 | Brazil | Interlagos | 27/11 | 14h (23h) |
Danh sách các tay đua
Tay đua | Đội đua | Quốc tịch | Năm sinh |
Sebastian Vettel | Red Bull | Đức | 03/07/1987 |
Mark Webber | Red Bull | Australia | 27/08/1976 |
Lewis Hamilton | McLaren | Anh | 07/01/1985 |
Jenson Button | McLaren | Anh | 19/01/1980 |
Fernando Alonso | Ferrari | Tây Ban Nha | 29/07/1981 |
Felipe Massa | Ferrari | Brazil | 25/04/1981 |
Michael Schumacher | Mercedes GP | Đức | 03/01/1969 |
Nico Rosberg | Mercedes GP | Đức | 27/06/1985 |
Nick Heidfeld | Renault | Đức | 10/05/1977 |
Vitaly Petrov | Renault | Nga | 08/09/1984 |
Rubens Barrichello | Williams | Brazil | 23/05/1972 |
Pastor Maldonado | Williams | Venezuela | 09/03/1985 |
Andrian Sutil | Force India | Đức | 11/01/1983 |
Paul Di Resta | Force India | Anh | 16/04/1986 |
Kamui Kobayashi | Sauber | Nhật Bản | 13/09/1986 |
Sergio Perez | Sauber | Mexico | 26/01/1990 |
Sebastien Buemi | Toro Rosso | Thụy Sỹ | 31/10/1988 |
Jaime Alguersuari | Toro Rosso | Tây Ban Nha | 23/03/1990 |
Jarno Trulli | Lotus | Italia | 13/07/1974 |
Heikki Kovalainen | Lotus | Phần Lan | 19/10/1981 |
Narain Karthikeyan | Hispania | Ấn Độ | 14/01/1977 |
Viantonio Liuzzi | Hispania | Italia | 08/06/1981 |
Timo Glock | Virgin | Đức | 18/03/1982 |
Jerome d’Ambrosio | Virgin | Bỉ | 27/12/1985 |
Minh Phương