Trong khi vấn nạn hú hét, làm ồn khi tham gia góp vui của thực khách trong các buổi tiệꦅc cưới chưa lắng xuống, thì gần đây lại có một vấn đề khác còn gây bức xúc hơn. Tôi không ít lần phải ngán ngẩm với các chương trình văn nghệ phong trào để chúc mừng đám cưới của cô dâu, chú rể.
Nhiều khi, trên bàn tiệc, gặp lại bạn bè, người quen cũ lâu ngày không gặp, tôi cũng mong muốn nhân dịp này để hàn huyên, tâm sự, trò chuyện. Nhưng tiếc rằng những dịp hiếm hoi thế này lại bị những âm thanh ồn ào trên sân khấu quấy phá. Thường thấy nhất là khi gầ𓃲n giữa buổi tiệc, khi mà hơi men đã bắt đầu ngấm, những ca sĩ "bất đắc dĩ" bắt đầu hăng máu đăng ký lên góp vui.
Người thì giọng lè nhè nhưng lại thích mở âm thanh ở mức tối đa, rồi hát thì ít mà hú hét thì nhiều, làm hỗn loạn cả hội trường. Tội nhất là những vị k🧔hách lớn tuổi, có vai vế trong gia đình hai bên, vốn được trọng vọng nên xếp ngồi ở các bàn sát sân khấu, gần ngay thùng loa, lại càng bị tra tấn nhiều hơn.
Rồi không biết xuất phát từ đâu, từ khi nào, mà hiện nay trào lưu đem dân vũ, Yoga lên sân khấu đám cưới cũng nở rộ với các màn đồng diễn của cả chục người cùng lúc. "Diễn viên" trong các tiết mục này chủ yếu là các phụ nữ trung niên, mặc đồ thun, quần short bó sát, thường ngày sinh hoạt trong các câu lạc bộ tự phát ở các địa phương. Đặc biệt hơn là các nhóm phụ nữ tập Y⭕oga, mặc luôn lên sân khấu những bộ đồ bó sát vốn chỉ dành riêng cho môn này, trong không gian riêng tư.
>> Cô dâu, chú rể khó ch🐎ịu khi🐟 tôi mừng cưới bằng hai chai champagne
Có lần tôi hỏi dò thử xem ai nghĩ ra và vì sao lại đem những hoạt đ💝ộng vốn mang tính khá đặc thù này vào chương trình tiệc cưới, thì thường nhận được những câu trả lời như: "Tại có người nhà (mẹ hoặc cô, dì, bác của cô dâu, chú rể) l🎃à thành viên trong các hội nhóm nên sẵn dịp phô diễn tài năng", hoặc "một nhóm khách nào đó muốn khuếch trương phong trào tập luyện của họ"...
Và họ lý luận rằng: "Tiệc cưới đã cho trình diễn văn nghệ, thì hà cớ gì những 🎐người đam mê dân vũ và Yoga lại không có quyền thể hiện bộ môn hợp thời thượng của họ?". Nhưng các bạn thử nghĩ xem: "Với những động tác nhảy nhót chỉ mang tính phong trào, lại trong những trang phục có 🔴phần nhạy cảm, việc trình diễn như vậy trước mắt thực khách với nhiều độ tuổi khác nhau, nhu cầu thưởng thức cũng khác biệt... thì liệu có phù hợp không?
Đặc biệt, Yoga có nguồn gốc là bộ môn thể dục đòi hỏi sự luyện tâm và luyện thân của Ấn Độ. Với đặc trưng thể hiện là những động tác, tư thế uốn dẻo, đồng thời cũng mang tính chất tĩnh lặng và thiền định, nên người tập Yoga sẽ thường mặc những trang phục bó sát, phần nào mang tính gợi cảm, và gần như bắt buộc phải tập trong môi trường kín đáo. Việc các nhóm tập Yoga đi dự tiệc cưới, rồi mỗi người đem một tấm thảm tập lên trải trên sân khấu, rồi thực hiện những động tác được xem là phản cảm trước đám đông, trong tiếng nhạc xập xình, xem ra hoàn toàn đi ngược๊ lại với tinh thần của môn này.
Tôi ước giá mà những người tham gia góp vui trong đám cưới có sự cân nhắc những tác động đối với quan khách trước khi mang lên sân khấu của một buổi lễ trọng đại những tiết mục biểu diễn của mình, thì có lẽ những người như tôi đã không ph💞ải khó chịu đến vậy. Xin đừng biến tiệc cưới thành một sân khấu hài với những sự tự do, cẩu thả không đáng có.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng vớ🐲i q🔯uan điểm 168betvisa-slots.com.
- Tôi mời cưới 30 người nhưng bố mẹ muốn 300 khách
- Cha mẹ mời nhiều người lạ mặt dự đám cưới tôi
- Mệt mỏi vì những đám cưới chẳng biết khách mời là ai
- Nhóm bạn thân 10 năm không ai đến dự hay gửi tiền mừng cưới tôi
- Bạn bè gửi tiền mừng cưới dù tôi không mời
- Áp lực 'trả nợ' từ thiệp mời cưới in mã QR